+84 983 035 435

Toà giám mục Bùi Chu

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Tòa giám mục Bùi Chu nằm trên xã Xuân Ngọc, huyện Xuân trường, tỉnh Nam Định. Được xây dựng từ năm 1885, tòa giám mục Bùi Chu là một trong những nhà thờ cổ còn giữ nguyên lối kiến trúc đầu thế kỷ XVIII.

Từ thành phố Nam Định, xuôi theo quốc lộ 21 qua cầu Lạc Quần rẽ phải theo con đường chạy men sông Ninh Cơ tới thị trấn huyện Xuân Trường đi tiếp chừng hơn 1km là tới xã Xuân Ngọc nơi có Tòa Giám Mục Bùi Chu.

Từ năm 1640-1954, Bùi Chu là vùng truyền giáo, sau đó vào năm 1960, giáo phận Bùi chu được Tòa Thánh nâng lên bậc giáo phận chính tòa. Tuy có diện tích nhỏ nhất nhưng giáo phận Bùi Chu có số giáo hữu đông nhất trong Giáo Hội Việt Nam, nằm trong tỉnh Nam Định với hai con sông Hồng và sông Đáy bao bọc lấy toàn giáo phận. Đến với Bùi Chu, bạn không chỉ đang ghé thăm một xứ đạo lâu đời mà còn được chiêm ngưỡng vô vàn nhà thờ với kiến trúc đẹp và ấn tượng.

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ của đạo Kito, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu, một trong những nhà thờ nổi tiếng và lâu năm nhất nhì tỉnh Nam Định. Đầu nhà thờ là nhà xứ và có tháp chuông đồng hồ hiệu Farnier đã có từ năm 1848, đây là cổng Tòa Giám Mục. Bên trái nhà thờ còn có cơ sở Dòng Nữ Đa Minh và Nhà Dục Anh (Cô Nhi Viện).

Kiến trúc:

Nguyện đường cao 35m- ngọn tháp vươn cao với Thánh Giá được nâng lên bởi tòa tam cấp, có dáng dấp Đông Phương lại Gô- Tích. Phần trên tòa nhà được dẫn vào bởi những bậc thang rộng. Bên tay phải cầu thang là tượng Thánh Giesu cõng Chúa Con trên vai mà không đâu có tượng này, ý nghĩa “Tình Cha”. Đối diện với tượng Thánh Giesu là tượng Đức Mẹ Sầu Bi ôm Con “Nghĩa Mẹ”. Cửa nhà nguyện 4 cánh, mỗi cánh là một công trình đầy ý nghĩa của các Bí Tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể và Hòa Giải. Vào trong Nhà Nguyện, như lạc vào động tiên không gian cao vút với tượng ảnh, bàn thờ, màu sắc... được sắp đặt một cách hài hòa. Tầng dưới Nhà Nguyện là Nhà hầm các Thánh tử vì Đạo. Bên cạnh còn có 6 mẫu nữ tu: Đa Minh, Mân Côi, Trinh Vương, Thăm Viếng và Mến Thánh Giá. Khi vào hay khi ra khỏi phòng các Thánh, du khách có thể điểm vài tiếng chiêng cồng, sản phẩm của Hội An, Đà Nẵng để ghi nhớ cuộc viếng thăm này

Ngay tại gian giữa, nhiều người sửng sốt và cảm động, lần đầu tiên thấy tượng Đức Mẹ cho Con bú. Đức Mẹ bồng con ngồi trên võng tía; võng được móc vào hai cây trúc sơn son thếp vàng. Đây là một bức tượng có một không hai ở Việt Nam. Đức Mẹ Việt hóa với áo dài hồng nhung kim tuyến, quần trắng sa tanh, chân đi hài kiểu quý phái, mái tóc đen óng ánh. Cặp mắt mẹ âu yếm nhìn Đứa Con đang khát sữa. Trên đầu tượng Đức Mẹ có dòng chữ “…Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú”. Nhiều người mẹ đã đến đây để cầu xin cho có sữa nuôi con và biết cách dạy con. Phía trần nhà trên đầu Đức Mẹ là một bức phù điêu tuyệt tác, tả khung cảnh vinh hiển của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam trước vị vua Vinh Hiển là Đức Kito Phục Sinh.

Vườn Kinh: Mở cửa vườn, chúng ta sẽ gặp một Cỗ Tràng Hạt rất lớn, nặng 2,2 tấn. Mỗi hạt kinh nặng 25kg. Trên cao có tượng Đức Mẹ bằng đá cẩm thạch nặng hơn 2 tấn, ngay sau lưng tượng Đức Mẹ là cây nến 7 ngọn cao 10m.

Bên phải là một bức tường cao, trên đó gắn sẵn những bản kinh Ave Maria, tức là bản kinh “Kính Mừng Maria” bằng các thứ tiếng trên khắp thế giới. Tổng số bản kinh là 150, làm bằng đá cẩm thạch, mỗi bản kinh có kích thước 2,20mx1,2m. Trong vườn Ave Maria còn có một số tượng lớn: Thánh Francis với con chó sói. Ở phía giữa hành lang là pho tượng Đức Mẹ cao 5m với những em nhỏ dâng hoa cho Đức Mẹ. Xa hơn ở cuối hành lang là tượng Thánh Don Bosco cao 3m và Thánh Đa Minh Savio (St.Dominic Savio).

Trong vườn còn có tượng “Người mẹ Bùi Chu”, hình ảnh của một người mẹ tại Giáo phận Bùi Chu xưa kia, trên đường đi chợ, tay dắt đứa con nhỏ đến trường, đầu đội cái thúng có nải chuối và con gà, tay kia cầm tràng hạt, vừa đi vừa lần chuỗi.

Nhạc khí tại Giáo phận: Là những nhạc cụ được chế tác độc đáo công phu mang nhiều ý nghĩa: Trống cái, kèn đồng, đàn lira, chiêng cồng...

Đàn Lira hay đàn Harpe hay đàn Vua David, vì trong hình vua David hay chơi thứ đàn này. Đàn được đặt trong một tòa nhà tròn theo kiểu Bắc Kinh, và được đặt trên một trống đồng đường kính 1,80m, có một thiếu nữ duyên dáng đang gảy cung.

Nữ nhân chung: Người phụ nữ chuông “Nữ nhân chung”. Đây là một công trình độc đáo hầy như không tìm đâu có trên thế giới. Chuông nặng 9 tạ, có chân tay đàng hoàng. Chuông này mang sự tích về Đức Chúa Gieessu Phục Sinh, trao trách nhiệm cho bà Maria Madalena đi công bố Tin Mừng Phục Sinh cho khắp thế giới. Bà được ví như cái chuông vang lên cho mọi người biết.
Như hương trầm tỏa bay: Nổi bật nhất ở Vườn Kinh Ave Maria 2 là đỉnh hương rất lớn bằng đồng: nặng chừng 3500kg, có tượng Đức Mẹ đứng trên.

Phục sinh đường là tổ hợp công trình kiến trúc nhiều ý nghĩa biểu tượng:

Nhà số 4: nói lên ý nghĩa của 4 sự: Chế, Phán xét, Thiên Đàng và Hỏa ngục.

Mặt trước nhà số 4 có tượng thiên thần thổi loa. Vào ngày tận thế các Thiên thần thổi loa báo động cho người chết sống lại. Dưới chân Thiên thần là một đồng hồ chạy ngược, bởi vì khi chết người ta hết thời giờ lập công, mà Thiên Chúa chỉ xét xử những gì xảy ra trong qua khứ.

Trên nóc nhà có 12 tượng các thánh Tông Đồ ngồi trên 12 ngai tòa mà xét xử 12 chi tộc Israel. Phía trên cao còn có 4 pho tượng các Thánh Sử là các tác giả 4 sách Phúc Âm: Matthew, Mark, Luke và John.

Tầng dưới tòa nhà cất giữ 23 bộ xương các anh hùng tử đạo của Bùi Chu. Tầng giữa là nơi cử hành nghi lễ. Giữa gian có tượng Chú Phục Sinh. Tầng trên giống như một phòng triển lãm các đồ thờ như: áo Lễ, chân nến, bình thánh, yên sách v.v. và một số pho tượng. Đài xét xử: Bên tay trái tòa nhà số 4. Thiên Chúa công minh xét xử người ta theo như những gì họ đã làm và được đưa lên cân tội phúc.

Tháp Thăng Thiên: Nếu một người ăn ở tốt lành thì được đưa sang tháp Thăng Thiên để lên trời, tượng trưng bằng 11 cánh hạc đang bay lên. Còn kẻ dữ thì phải đẩy vào hỏa ngục.

Hai bàn tay:  Phía sau tháp Thăng Thiên, bàn tay Chúa đang kéo tay người ta lên Thiên Đàng.

Tòa Giám Mục Bùi Chu là một tổ hợp với nhiều công trình, hiện vật kỳ thú hấp dẫn không hề giống nơi nào. Hàng năm thường có rất nhiều du khách thập phương về thăm nhà thờ và chiêm ngưỡng những nét kiến trúc tiêu biểu, đồng thời tìm hiểu lịch sử vùng giáo xứ Bùi Chu.

Khám phá 10 địa điểm ở Nam Định

Di tích Phủ Dầy

561

Toà giám mục Bùi Chu

205

Nhà thờ Trung Linh

782

Hồ Vị Xuyên

941

Phủ Tiên Hương

692

Nhà thờ lớn Nam Định

826

Điểm phượt gần Toà giám mục Bùi Chu