+84 983 035 435

Tháp Phổ Minh

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Tháp Phổ Minh – bảo vật cổ tại Nam Định: Cách thành phố Nam Định 5 km về phía tây bắc, chùa Phổ Minh nằm giữa một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững. Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A – nhà Trần.

Cách thành phố Nam Định 5 km về phía tây bắc, chùa Phổ Minh nằm giữa một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững. Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A – nhà Trần.
Tháp Phổ Minh là công trình kiến trúc lâu đời còn giữ được tương đối toàn vẹn. Theo tính toán của các nhà khoa học, tháp nặng tới 700 tấn. Vậy mà hơn 7 thế kỷ qua vẫn đứng vững vàng giữa một nền đất không vững chắc. Thế cũng đủ thấy sự tài hoa khéo léo của cha ông ngày trước.

Đi trên quốc lộ 10, từ thành phố Nam Định sang Thái Bình, từ xa du khách đã có thể nhận ra tháp chùa Phổ Minh ẩn hiện trong những đồi cây xanh ngát. Tháp nằm trong kuôn viên chùa Phổ Minh, theo tư liệu còn để lại, có từ thời Lý. Chùa nằm trong khu vực Hành Cung Thiên Trường sau này là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần thường lui về sau khi đã nhường ngôi. Năm 1262, thượng hoàng Trần Thái Tông cho tu bổ lại chùa với quy mô lớn hơn.

Năm 1308, Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử (Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông). Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên. Tháp hình vuông, gồm 14 tầng, cao 19,5 m. Hai tầng dưới làm bằng đá mỗi chiều dài 5,2 m. Các tầng còn lại xây bằng gạch bắt mạch để trần. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên”(1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Sau đó, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp. Tháp nằm ngay trước cửa Tam Bảo. Dưới chân tháp còn có những dấu mốc bằng đá. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng rất lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí (gồm tháp Báo Thiên, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền). Những dấu mốc bằng đá này chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Đáng tiếc sau đó quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta.

Chùa Phổ Minh cũng từng là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tu hành khi mới xuất gia. Nói về Trần Nhân Tông, đây không chỉ là một vị vua hiền có công trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3 mà còn là vị tổ đã sáng lập ra một dòng thiền của riêng Việt Nam, đó là thiền phái Trúc Lâm. Phái Trúc Lâm truyền được 3 đời tổ. Trần Nhân Tông truyền cho ngài Pháp Loa, Pháp Loa truyền cho Huyền Quang. Sau đó, nhà Trần suy yếu và bị mất thiên hạ vào tay họ Hồ.

Hơn 20 năm bị giặc Minh đô hộ cộng với sau đó nhà Lê lên nắm chính quyền đưa Nho giáo lên vị trí độc tôn nên phái thiền Trúc Lâm không còn phát triển mạnh mẽ như trước. Từ đây, thày truyền cho trò chỉ còn lấy tâm ấn tâm, ngầm trao truyền y bát. Do vậy nên tuy không thấy nói đến các đời tổ về sau của phái Trúc Lâm mà tông môn cũng như cách thức tu tập của Trúc Lâm thì còn mãi đến tận bây giờ. Một dẫn chứng cụ thể là năm Lê Cảnh Hưng thứ 24 (1763), Ngài Huệ Nguyên đem khắc bản in cuốn Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, trong phần giới thiệu về các tông phái Thiền ở đất Việt, ngài Huệ Nguyên đã tự nhận: “Tông Trúc Lâm của tôi, khắc trong bản đồ, khỏi phiền ghi đủ”.
Trong chùa hiện có thờ Trúc Lâm Tam Tổ ở hậu điện. Chính giữa là tượng Trần Nhân Tông viên tịch theo kiểu nằm giống như hình Thích Ca Nhập Diệt ta thường thấy trong các chùa. Bên phải là tổ Pháp Loa, bên trái là tượng Huyền Quang. Bức tượng Trần Nhân Tông nhập diệt được đánh giá là tác phẩm có giá trị cao cả về mỹ thuật, sử học lẫn tư tưởng. Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. Bàn tay tài hoa cùng với niềm tự hào chiến thắng trong võ công hiển hách của những người thợ Đại Việt đã kết tinh lại để tạo nên một tháp Phổ Minh kiêu hùng. Giữa vùng đồng ruộng chiêm trũng mà 700 năm đã qua vẫn vững như bàn thạch.

Khám phá 10 địa điểm ở Nam Định

Phủ Tiên Hương

109

Cột cờ Nam Định

612

Toà giám mục Bùi Chu

512

Biển Quất Lâm

539

Nhà thờ lớn Nam Định

739

Hồ Vị Xuyên

250

Điểm phượt gần Tháp Phổ Minh