+84 983 035 435

Thánh địa Mỹ Sơn

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km. Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, toàn khu vực bao gồm 70 công trình kiến trúc nằm rải rác trên 9 ngọn đồi trong khu thánh địa.

Ngày nay, du khách đến với Mỹ Sơn chủ yếu để tham quan, tìm hiểu và khám phá nét văn hóa cổ của dân tộc Chăm. Khu thánh địa được đặt tên theo chữ cái La Tinh do một học giả người Pháp phát hiện và nghiên cứu cụm di tích cổ này. Các mẫu tự A,B,C…N được đặt tên cho các công trình điền tháo ở Mĩ Sơn. Du khách đến với Mĩ Sơn sẽ được tham quan, tìm hiểu nét kiến trúc Chăm từ thế kỷ thứ 8 cho đến công trình trẻ nhất của Mĩ Sơn từ thế kỷ thứ 13 cũng góp mặt tại đây. Sau thế kỷ thứ 13 thì các vương triều ở Chăm – Pa không xây đền ở Mỹ sơn nữa, họ tập trung xây ở Khương Nam.

Toàn bộ cụm di tích Cham được làm bằng gạch nhưng đến thế kỷ thứ 13 lại xuất hiện một công trình bằng đá và đó là ngôi đền đá duy nhất của di tích Chăm. Ban đầu người miền trung cổ là người Chăm- Pa chịu sự ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo, kiến trúc từ Ấn Độ, vì thế những công trình kiến trúc đầu tiên ở đây là sự pha lẫn giữa hai nền văn hóa Chăm Pa và Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10 người Chăm lại có công trình kiến trúc phản ánh lối kiến trúc của In-đô-nê-xi-a, chứng tỏ trong thời kỳ này người Chăm có sự giao lưu văn hóa và chịu ảnh hưởng của văn hóa In-đô-nê-xi-a. Trải qua thời gian phát triển, du khách sẽ thấy được những công trình kiến trúc mang những nét văn hóa khác nhau có mặt ở đây như kiến trúc Khơ-Me, hay thậm chí kiến trúc mang dáng dấp Đông Nam Á, hay gần gũi là lối kiến trúc Bắc Việt Nam cũng có mặt ở đây. Toàn bộ những giá trị như vậy, đã hòa trộn thành giá trị nổi bật toàn cầu để Mĩ Sơn trở thành di sản văn hóa thế giới.

 

Giống như những nơi khác di tích Mĩ Sơn cũng được xây dựng trên đồi cao để đón ánh nẵng mặt trời chiếu vào nhiều nhất vì thế khi đến Mĩ Sơn điều mà du khách cảm nhận ngay từ ban đầu đó là cái nắng nóng nơi đây. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình của di tích chăm với  những phong cách khác nhau. Ngôi đền đá duy nhất trong thánh Địa ban đầu có chiều cao 30m nhưng do chiến tranh đánh phá nên chỉ còn lại di tích tồn tại đến ngày nay. Toàn bộ công trình kiến trúc ở đây được xây dung bằng gạch. Du khách đến đây có thể thấy được sự khách nhau của gạch từ những thế kỷ trước với những viên gạch thời nay được kê vào chân công trình để gìn giữ và bảo tồn. Màu gạch trên những công trình có màu đẹp hơn và chất lương cao gấp 5 lần gạch ngày nay. Hơn thế nữa giữa những viên gạch thì du khách sẽ không thấy bất cứ một dấu hiệu kết nối nào để chắp các viên gạch với nhau mà công trinh đền đài cổ của Mĩ Sơn vẫn đứng sừng sững giữa đất trời qua nhiều thế kỷ cho đến ngày nay. Điều thú vị nhất mà du khách sẽ thấy đó là trên bề mặt của những bức tường cổ không hề có rêu mốc mà chỉ có những chỗ nào bị vỡ mới xuất hiện riêu mốc. Có lẽ sau khi xây dựng xong thì người Chăm cổ có quét lên một lớp bề mặt để bảo vệ tường gạch.

Mỗi một ngôi đền tháp đều có cửa đền để đi vào, tuy bề ngoai ngội đền khá cao nhưng  bên trong lại hẹp và tối vì nơi đây trước kia để cho giáo sĩ vào làm lễ. Và khu làm lễ khá nhỏ  cho thấy nơi đây không dành cho nghiều người. Bên trong khu đền không còn được thiết kế đẹp và cầu kỳ như bên ngoài và có nhiệt độ rất mát mẻ.  Đến với khi đền đá, du khách sẽ được thấy nhưng nét kiến trúc xuât hiện của phật giáo như đài sen, và được tặc những nét hoa văn rất đẹp. Ở Mĩ Sơn, du khách còn được chiêm ngưỡng bảng chữ viết của người Chăm cách đây 800 năm đó là bảng chữ Phạn phổ đây là bảng chữ nghi lịch sử hình thành và biến cố của thánh địa.

Khám phá 10 địa điểm ở Quảng Nam

Khu DLST Ngầm Đôi

542

Hòn Kẽm Đá Dừng

866

Cù Lao Chàm

947

Phố cổ Hội An

342

Đèo Le

304

Hang Dơi Tiên An

746

Điểm phượt gần Thánh địa Mỹ Sơn