Cần Giuộc
Cần Giuộc là một huyện thuộc vùng hạ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Long An. Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long qua Quốc lộ 50, từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các tỉnh phía Nam. Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.
Đối với các du khách yêu thích tham quan khám phá Cần Giuộc thông qua các điểm đến lịch sử, du khách có thể dừng chân ngay tại cửa ngõ vào tỉnh Long An. Tại đây, du khách sẽ được chào đón từ xa bởi tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình. Trong thời kỳ chống Mỹ, nhà trí thức trẻ Nguyễn Thái Bình đã tích cực cùng quân dân nơi này tham gia phong trào phản chiến. Ngày nay, tượng đài đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước của người dân Cần Giuộc và cũng trở thành điểm du lịch Long An ý nghĩa, thu hút nhiều du khách gần xa dừng chân tham quan.
Sau khi rời khỏi tượng đài Nguyễn Thái Bình, du khách có thể tiến đến Đình Chánh Tân Kim, là một di tích lịch sử có niên đại 200 năm tuổi. Đình này được người dân xây nên nhằm tưởng nhớ công ơn khai khẩn đất hoang của ông Tiền hiền họ Mai. Mặc dù không là công trình kiến trúc nguy nga, nhưng ngôi đình cũng mang lại cho du khách những giây phút thật sự tĩnh lặng, chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính mấy trăm năm tuổi. Bên cạnh đó, du khách còn có thể đến chùa Tôn Thạnh, di tích khảo cổ học Rạch Núi… đều là các địa điểm lịch sự nổi bật.
Còn đối với các du khách yêu thích ẩm thực, Cần Giuộc đúng là lãnh thổ của những món ngon khó cưỡng. Nổi tiếng nhất phải kể đến món mắm còng Cần Giuộc. Mắm còng là gia vị dùng để chấm, ăn cùng các món cuốn. Mắm có vị nồng, mặn. Du khách hãy thử thưởng thức một dĩa bún cá lóc, hoặc một dĩa thịt cuốn rau chấm cùng mắm còng, bảo đảm du khách không thể nào quên mảnh đất Cần Giuộc mặn mà. Không chỉ có mắm còng, du khách ghé Cần Giuộc còn phải mang về cho mình lạp xưởng Cần Giuộc trứ danh để làm quà biếu. Lạp xưởng làm từ ruột heo tươi và đậm đà hương vị đất Cần Giuộc trong từng thớ thịt.
Nằm ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ, Cần Giuộc có nhiều bãi bồi với các loại cây nước mặn như đước, tràm, sú, vẹt... Từ những sản vật trên những bãi bồi, người dân địa phương chế biến thành những món ăn dân dã mà đặc sắc, có dịp ăn một lần sẽ nhớ đời, đặc biệt nhất là mắm còng mùng năm. Mắm còng có hai loại, mắm còng sữa nguyên con và mắm còng mặn. Mắm còng mặn màu đen, mùi khá nồng dùng để làm nước chấm ăn với các món cuốn. Mắm còng mặn không có màu sắc bắt mắt bằng mắm tôm chà Gò Công nhưng vị ngon thì không hề kém cạnh. Trong bữa tiệc của gia đình, chén mắm còng đặt cạnh dĩa bún trắng, cá lóc nướng trui và dĩa thịt ba rọi xắt mỏng thì sẽ nhanh chóng trở thành “tâm điểm” hấp dẫn. Người dân địa phương dùng mắm còng mặn kèm với nhiều món ăn khác như... thịt vịt luộc chấm mắm còng. Mắm còng sữa nguyên con được bắt đúng vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch lại là món ăn đặc biệt, chỉ có khách quý mới được mời. Mắm còng sữa không chỉ dùng để ăn kèm với thịt luộc, chuối chát rau thơm mà còn là thức ăn tuyệt vời
← Back to publications list