Di tích Bình Tả
Cụm di tích Bình Tả nằm tại ấp Bình Tả, xã Ðức Hoà Hạ, huyện Ðức Hoà, tỉnh Long An. Nằm trong một quần thể di tích từ thời tiền sử tới sơ sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Ðông, cụm di tích này thuộc nền văn hoá Óc Eo - Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.
Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Ðồn và Gò Năm Tước) cách thị xã Tân An 40km về phía đông bắc.
Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Ðồn được phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ngôi đền Gò Xoài nằm ở độ sâu 1,70 -1,90m có thể coi là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Ðặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật Linga, Yoni.
Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loạt di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10km đã được phát hiện.
Di tích Gò Đồn: là loại hình kiến trúc được xây dựng theo kiểu dáng đền tháp với chất liệu được làm từ gạch đá, chỗ gần mặt đất nhất là 0.4m và toàn bộ kiến trúc trước khi khai quật đều nằm trong lòng đất. Sau cuộc khai quật, khám phá di tích Gò Đồn các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều hiện vật bằng đá có giá trị như tượng thần Dravapala (thần giữ đền), đầu tượng thần Ganesa (Phúc thần), nhiều vật thờ như Linga, Yoni, máng dẫn nước thiêng (Somasutra), bàn nghiền hương liệu (Pesani), mi cửa chạm trỗ hoa văn thực vật, trụ đá chạm hoa văn thực vật…vv, và nhiều đồ cổ quý giá khác.
Di tích Gò Xoài: nằm ở độ sâu 1,70 -1,90m có thể coi là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Ðặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật giáo. Tại nơi đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rất nhiều hiện vật. Với giá trị tin thần sâu sắc, để lại cho người đời sau giá trị văn hóa lâu đời.
Di tích Gò Năm Tước: với cách xây dựng kiến trúc bằng gạch kiên cố, cùng với nền văn hóa Óc Eo đã tạo nên cho nơi đây giá trị văn hóa ngàn đời. Là cơ sơ cho nền kiến trúc đền thờ Ấn Độ giáo.
Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà La Môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào miền Nam Ðông Dương từ đầu Công nguyên. Nằm trong một tổng thể di chỉ khảo cổ ở Ðồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Ðức Hoà (Long An), di tích Óc Eo - Bình Tả được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đ
← Back to publications list