+84 983 035 435

Phố cổ Hà Nội

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long -Đông Đô - Hà Nội.

36 phố phường Hà Nội chỉ là cách gọi ước lệ với các khi phố nằm bên trong và bên ngoài các khu phố cổ, là điểm tham quan tại Hà Nội không thể bỏ qua. Đồng thời, mặc dù đến nay, nhà nước không khuyến khích xây dựng các khu trung tâm thương mại nằm trong địa phận của phố cổ, nhưng nếu du lịch quanh Hà Nội, bạn cũng có thể tìm thấy cáckhách sạn bình dân ở Hà Nội ngay gần trung tâm hoặc trên các cung đường lân cận.

Khu phố cổ Hà Nội nằm trong diện tích của quận Hoàn Kiếm, có 10 phường: phường Hàng Đào, phường Hàng bạc, phường Hàng Buồm, phường hàng Bồ, phường Hnagf Bông, phường Hàng Gai, phường Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, và phường Lý Thái Tổ. Khu vực này được hình thành từ thới Lý – Trần, tính từ phía Đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Thời Lê, ở đây có một hồ lớn gọi là Thái Cực, thông với hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm. Dần dần, có một số Hoa kiều tới đây sinh sống, tạo nên khu phố Tàu. Đến nay, các mặt hàng không còn được chuyên môn buôn bán nhiều nữa, chỉ còn một số nơi như Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc.

Các phố nghề

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

  • Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chănđệm.
  • Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán đồ trang trí phông màn cho đám cưới với các hình cắt làm từ nguyên liệu giấy màu hay bọt xốp nhiều màu sắc.
  • Phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây[2]. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre,nứa...
  • Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[3], kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phườngđúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
  • Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào).
  • Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.
  • Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo chuyên làm nghề thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
  • Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt,ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...
  • Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làngPhù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
  • Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ.

Đi qua những con phố cổ, du khách sẽ thấy những ngôi nhà ở đây đều được xây dựng theo kiểu nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là những cửa hàng kinh doanh nhỏ… Những ngôi nhà ống này chủ yếu mới xây dựng từ đầu thế kỉ XX, lúc đầu phố cổ chỉ có những gian nhà tranh bằng tre nứa, sau đó những gian nhà có mái ngói đỏ tươi xuất hiện, sau cùng mới là nhà ống. Nhưng nếu có dịp đi vào tham quan những ngôi nhà cổ, du khách sẽ phát hiện bên trong những ngôi nhà là những lối đi nhỏ chằng chịt hay những bức tường vẫn còn nguyên những hòn gạch cũ kĩ in dấu thời gian. 

Đến đây không thể không ghé qua một số chùa chiền, đình đền có từ lâu đời như đền Mã Mây, đền Bà Chúa, chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ… Ngoài ra, du khách có thể tham quan cửa ô Quan Chưởng nổi tiếng còn sót lại, nằm ở đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới cầu Chương Dương hay chợ Đồng Xuân lâu đời, tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn.

 

Đã đến thủ đô, nhất định phải đến tham quan khu phố cổ Hà Nội. Một di tích lịch sử đáng để được người dân trân trọng và tiếp tục phát triển những ngành nghề truyền thống của dân tộc. Hơn hết, đây còn là nơi đáng để tham quan, dù là người bận rộn nhất cũng sẽ được bầu không khí yên ả, chậm rãi của khu phố cổ khiến tâm trí thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Khám phá 10 địa điểm ở Hà Nội

Hồ Trúc Bạch

944

Làng cổ Đường Lâm

793

Nhà thờ Lớn Hà Nội

669

Làng cổ Cự Đà

376

Đền Voi Phục

111

Phố cổ Hà Nội

464

Điểm phượt gần Phố cổ Hà Nội