+84 983 035 435

Núi Văn - Núi Võ

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Di tích Lịch sử Quốc gia Núi Văn – Núi Võ gắn với tên tuổi và quê hương vị danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp kiệt xuất cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ XV và triều đại nhà Lê. 

Lưu Nhân Chú hay Lê Nhân Chú, là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người xã An Thuận Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Lưu Nhân Chú tham gia hội thề Lũng Nhai (1416), tham dự khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi ban đầu. Ông tham gia các trận đánh ở ải Khả Lưu, trận thành Tây Đô, chiến dịch Chi Lăng Xương Giang, lập nhiều công lao. Sau khi chiến thắng quân Minh, ông được vua Lê Thái Tổ phong chức Tể tướng, đứng đầu hàng võ, kiêm coi chính sự nhà nước. Năm 1433, ông bị Đại tư đồ Lê Sát đầu độc chết.

Di tích Lịch sử Quốc gia Núi Văn – Núi Võ gắn với tên tuổi và quê hương vị danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp kiệt xuất cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ XV và triều đại nhà Lê. Năm 1981, Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã ban hành quyết định công nhận Khu Di tích núi Văn, núi Võ và đền thờ Lưu Nhân Chú là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. 

Địa hình:

 Đứng trên đỉnh dãy núi Tam Đảo sẽ thấy hai ngọn núi Văn, núi Võ nổi bật giữa cánh đồng xã Ký Phú và Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách thành phố Thái Nguyên 30 km về phía Tây. Di tích Lịch sử Quốc gia Núi Văn – Núi Võ nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo thuộc 2 xã Văn Yên, Ký Phú. Vùng đất lạ dưới chân Tam Đảo này từng một thời được mệnh danh là vùng đất thiêng, căn cốt long mạch của dãy Tam Đảo, kéo dài về tận núi Tản Viên, vùng Ba Vì (Hà Nội ngày nay). Được biết, đây là quê hương của quê hương của anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú, một danh tướng tài ba có công cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh đầu thế kỷ XV. Tỉnh Thái Nguyên trước đây là Bắc Thái, và được tái lập ngày 1/1/1997 khi tách ra thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du, với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xãc hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầu và sông Công đoạn cuối nguồn. Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam.

Bao gồm:

Quần thể khu di tích gồm hai ngọn núi Văn, núi Võ biểu tượng sự trí dũng song toàn của danh tướng Lưu Nhân Chú, người anh hùng dân tộc, một trong 18 người dự Hội thề Lũng Nhai khi xưa… Lịch sử đã ghi nhận vị tướng tài ba Lưu Nhân Chú - một trong những vị công thần khai quốc của triều đại hậu Lê vào cuối thế kỷ thứ XV quê ở xã Thuận Thượng, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tức xã Văn Yên và Ký Phú (Đại Từ - Thái Nguyên) ngày nay. Vùng đất này lưu giữ dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng, và đội nghĩa binh của ông. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1416 Lưu Nhân Chú nghe danh tiếng của Lê Lợi đã tụ họp tại thánh địa Lam Sơn - Thanh Hoá và dự Hội thề Lũng Nhai ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa thề quyết cùng nhau đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lưu Nhân Chú, người dân hai xã Văn Yên, Ký Phú đã xây đền thờ ông dưới chân hai ngọn núi Văn, núi Võ. Lễ hội núi Văn, núi Võ tưởng nhớ anh hùng Lưu Nhân Chú mùng 4 Tết hàng năm. Cả một vùng rộng lớn là núi đất, duy chỉ có 2 ngọn núi bằng đá có liên quan đến vị anh hùng Lưu Nhân Chú. Người ta gọi đó là núi Văn - núi Võ. Các di tích: Núi Võ (núi đá, trông tựa mũ trụ của quan võ), núi Văn (núi đá, trông tựa mũ cánh chuồn của quan văn), núi Quần Ngựa, núi Xem, núi Cắm Cờ, đầm Tắm Ngựa, cánh đồng Tràng Dương, suối Duyên… gắn với tên tuổi của Lưu Nhân Chú, cùng cha là Lưu Trung, anh rể là Phạm Cuống – những danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh ở thế kỷ XV. Dưới chân núi Võ và núi Văn, đều có đền thờ Lưu Nhân Chú. Trong núi Văn, núi Võ có hệ thống hang động tự nhiên huyền bí dài hàng trăm mét. Trước đây do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới núi Võ, ngay cả người dân xã Văn Yên chưa ai đi được tận cùng hệ thống hang động bên trong. Chính vì thế, hang động lưu giữ được hiện vật và nhiều dấu tích của tướng Lưu Nhân Chú. Trước đây đền thờ Lưu Nhân Chú chỉ là những bát hương, căn đền nhỏ dựng sơ sài trong hang đá dưới chân hai ngọn núi. Núi Văn là ngọn núi đá vôi cao hơn 100m. Ngọn núi như một chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Không chỉ núi Võ, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động kỳ ảo hơn rất nhiều. Giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, nhưng rất ít người dám lên đó. Hiện ra giữa lưng chừng ngọn núi đá vôi là một cửa hang hình tam giác rộng với những trầm tích nhũ vôi rất ấn tượng. Trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Tiếp đến, đối diện núi Võ là núi Quần Ngựa, với bạt ngàn rừng thông và các chiến hào. Nơi đây còn lưu lại nhiều chứng tích là những hầm hào luyện tập, đánh trận của tướng Lưu Nhân Chú khi xưa cùng nghĩa quân luyện binh, mãi mã, chuẩn bị lương thực cho các trận đánh của vua Lê Lợi. Nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn. Bên cạnh đồi Quần Ngựa là hồ Tắm Ngựa, tương truyền khi xưa mỗi khi tập trận xong nghĩa quân của Lưu Nhân Chú thường cho ngựa xuống uống nước tắm mát ở hồ nước này. Hiện quần thể di tích Núi Văn - Núi Võ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia và được đầu tư xây dựng tôn tạo, mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính của người dân quê hương ông nói riêng và hậu thế nói chung, tưởng nhớ công lao, ân đức to lớn của người anh hùng dân tộc - danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú. 

Khám phá 10 địa điểm ở Thái Nguyên

Hang Phượng Hoàng

429

Chùa Hang

935

Thác Khuôn Tát

336

Hồ Vai Bành

157

Núi Văn - Núi Võ

977

Đền Đuổm

208

Điểm phượt gần Núi Văn - Núi Võ