Khu di tích Gò Tháp
Khu di tích Gò Tháp là khu di tích mang nhiều giá trị lịch – văn hóa của dân tộc ta. Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Cách thị trấn Mỹ An, huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11km về phía bắc, cách thành phố Cao Lãnh về hướng đông bắc 43km theo đường bộ và đường thủy.
Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha. Vào năm 1998, nơi đây được Bộ VH-TT công nhận là khu di tích cấp quốc gia. Bởi nó chứa đựng nhiều giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc và nhân loại. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ.
Ngoài ra còn 3 nền gạch theo đánh giá của các nhà chuyện môn thì đây là dấu tích của nên văn hoá của Vương Quốc Phù Nam.
- Gò Tháp Mười: trước đây là nền Tháp được Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng gồm 10 tầng để các sư thờ cúng phật, cũng có thông tin đây được coi là viễn vọng đài do Tổng thống Diệm xây để quan sát vùng Đồng Tháp Mười, nhưng nó bị Việt Công đánh sập.
- Miến Hoàng Cô: Được chính thức lập và thờ cúng vào năm 2007, theo dân gian truyền nơi đây là mộ của Công Chúa triều Nguyễn.
- Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, Thiên Hộ Võ Duy Dương và mô của Đốc Binh Kiêu: đây là nơi thờ mà người dân lập để tưởng nhớ hai vị anh hùng trong thời kháng chiến chống Pháp. Sau đền thờ có mộ của Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều.
Gò Tháp - nơi chứa đựng nhiều điều bí ẩn của một nền văn minh cổ xưa nhất ở Đông Nam Á được biết đến từ những năm đầu thế kỷ 20 do công khai quật của các nhà khảo cổ học người Pháp. Từ quan niệm Gò Tháp Mười là di tích của một ngôi tháp 10 tầng. Vào năm 1957 Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại ngôi tháp gồm 10 tầng, cao 42 m, gọi là Tháp Mười để các sư thờ cúng phật, nhưng sau này chúng dùng Tháp Mười để làm viển vọng đài qua đó để quan sát vùng Đồng Tháp Mười nên Tháp Mười đã bị đạt công Quân giải phóng tỉnh Kiến Phong đánh sập vào ngày…
Ngoài những phát hiện của các học giả người Pháp ở di tích Gò Tháp, sau năm 1975 các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và phát hiện nhiều di tích khác ngay trên Gò Tháp và các khu vực xung quanh, mở ra một quần thể di tích trên khu vực Gò Tháp. Từ sau khi đất nước hòa bình và thống nhất vào năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến khu di tích Gò Tháp. Sau nhiều lần tiến hành đào khảo sát, thám sát và khai quật, các nhà khảo cổ học đã có thể hình dung phần nào quy mô cùng tính chất của khu di tích này và phân định ba loại hình gồm di chỉ cư trú, di tích kiến trúc, di tích mộ táng.
Khu di tích Gò Tháp được các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khảo sát, đào thám sát và khai quật nhiều lần. Chủ động trong việc thành lập Khu di tích Gò Tháp là UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ VH-TT với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế trong các lĩnh vực liên quan.
Khu di tích Gò Tháp là một trong 34 “di tích quốc gia đặc biệt” của Việt Nam, là 1 trong 2 di tích lịch sử và khảo cổ quan trọng trong cả nước (Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và di tích Gò Tháp – tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).
← Back to publications list