+84 983 035 435

KDT Danh thắng Yên Tử

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Bắc GiangHải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông BíQuảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông TriềuQuảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên DũngLục NamLục NgạnSơn Động tỉnh Bắc Giang)Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương)

Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.

Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.

Tổng quan: 

Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử có tọa độ trung tâm từ 21005’ đến 21009’ vĩ độ Bắc và 106043’ đến 106045’ kinh độ Đông, phân bố ở địa bàn 03 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Nhìn tổng thể, khu di sản đề cử nằm trong vùng núi cao Yên Tử, thuộc cánh cung Đông Triều với độ cao trung bình trên 600m, đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử có độ cao 1.068m so với mực nước biển. Cánh cung Đông Triều được xem là “phên dậu” phía Đông Bắc của Việt Nam. Vùng núi này không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, nơi bảo tồn nhiều giống loài động, thực vật mà còn là quê hương của Vương triều nhà Trần trong lịch sử, là “Đất tổ Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam”.

Tại đây, nhiều di tích lịch sử, văn hóa vẫn đang được bảo tồn. Từ xưa các tín đồ đạo Phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Từ trước Công nguyên, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi đây tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều công trình khác.

Đặc biệt, từ thời Trần (1226 - 1400), Yên Tử đã được đầu tư xây dựng thành khu Quần thể kiến trúc chùa, tháp có quy mô to lớn. Khởi đầu là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm) - vị vua của hai cuộc kháng chiến đại thắng quân Nguyên - Mông vào năm 1285 và 1288. Nhưng vào lúc triều đại nhà Trần đang hưng thịnh, Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.

Năm 1299, Trần Nhân Tông đã chính thức thành lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả ba vị được gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 13 và 14. Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm nhiều chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, trải dài hàng chục km tạo thành Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo. Những công trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đây là một quần thể di tích rất lớn và ra đời sớm ở Việt Nam.

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử thông qua việc Chính phủ Việt Nam đã nhận diện, xếp hạng hàng loạt các di tích, danh lam thắng cảnh trong khu di sản ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, với đầy đủ 4 loại hình di tích, danh lam thắng cảnh, bao gồm: các di tích lịch sử; các di tích kiến trúc - nghệ thuật; các di tích khảo cổ; các địa điểm danh lam thắng cảnh.

Các khu di tích

1) Khu di tích lịch sử nhà Trần

Khu di tích lịch sử Nhà Trần tại Đông Triều là một quần thể di tích của nhà Trần trên mảnh đất An Sinh cổ (nay là Đông Triều) với diện tích khoảng 22.063ha, gồm nhiều di tích như: lăng mộ của vua, đền, miếu, chùa, tháp… Phần lớn các di tích này nằm trên địa bàn các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng An, Thủy An của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

- Am - chùa Ngọa Vân

- Chùa Quỳnh Lâm

Lăng Tư Phúc 

- Thái lăng 

- Mục lăng 

- Ngải Sơn lăng 

- Phụ Sơn lăng 

- Nguyên lăng (

- Hy lăng 

- Đền Thái 

- Am Mộc Cảo 

- Chùa Trung Tiết 

- Chùa Hồ Thiên 

- Chùa - quán ngọc Thanh

2) Khu di tích Tây Yên Tử

Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều ôm gọn vùng Đông Bắc Việt Nam, sườn Đông chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Có thể nói Tây Yên Tử là nơi được thiên nhiên ban tặng những cảnh sắc tuyệt đẹp kỳ thú, là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc.

Khu Di tích - Danh thắng Tây Yên Tử bao gồm Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và hệ thống các điểm di tích, hầu hết được xây dựng dưới thời Lý - Trần gắn liền với thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập, thuộc địa phận các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Hiện nay dọc sườn Tây Yên Tử còn lưu lại nhiều di tích, công trình lịch sử văn hóa liên quan đến thời Lý - Trần. Tây Yên Tử gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trải dài từ Sơn Động dọc theo sông Lục Nam xuống đến Yên Dũng, với hệ thống các chùa tháp, di tích lịch sử, cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi trùng điệp, thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú.

Theo thống kê hiện nay, hệ thống Tây Yên Tử có hàng chục di tích, danh thắng có giá trị nổi bật. Đặc biệt phía sườn Tây Yên Tử còn có hàng loạt các công trình di tích liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như: chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bấc, Bình Long, Suối Mỡ, khu sinh thái Đồng Thông... Mỗi ngôi chùa có những nét kiến trúc riêng và được xây dựng theo luật phong thủy, địa lý đẹp… ghi đậm dấu ấn Phật giáo thời Lý - Trần. Nổi bật là chùa Vĩnh Nghiêm, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa là một trung tâm, là chốn tổ, có hệ thống tượng phật phong phú, linh thiêng, đặc biệt là kho mộc bản kinh Phật giá trị nổi bật.

Một số di tích, danh lam thắng cảnh tiêu biểu trong khu vực này là:

- Chùa Vĩnh Nghiêm

- Chùa Am Vãi

- Khu di tích - danh thắng Suối Mỡ

- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

- Các di tích, danh lam thắng cảnh khác thuộc Khu Di tích - Danh thắng Tây Yên Tử

3) Khu di tích Đông Yên Tử

Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử có diện tích khoảng 9.295 ha, gồm các công trình kiến trúc tôn giáo: chùa, am, tháp được xây dựng từ thời Lý, theo tuyến đường trải dài từ Bí thượng (chân Dốc Đỏ) đến đỉnh núi Yên Tử thuộc phường Phương Đông, xã Thượng Yên Công (thành phố Uông Bí) và xã Hồng Thái Đông (thị xã Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.

Một số di tích tiêu biểu trong khu vực này là:

- Chùa Bí thượng

- Chùa Suối Tắm

- Chùa Cầm Thực

- Chùa Lân

- Chùa Giải Oan

- Chùa Hoa Yên

- Chùa Một Mái

- Am Ngự Dược, am Thung

- Chùa Bảo Sái

- Chùa Vân Tiêu

- Chùa Đồng

- Rừng quốc gia Yên Tử

4)  Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai gồm 03 khu di tích nằm tách biệt nhau, gồm: Khu di tích Côn Sơn, Khu di tích Kiếp Bạc và Chùa Thanh Mai, có tổng diện tích khoảng 18ha.

Một số di tích tiêu biểu trong khu vực này là:

- Chùa Côn Sơn

- Đền thờ Nguyễn Trãi

- Đền thờ Trần Nguyên Đán 

- Ngũ nhạc linh từ

- Am Bạch Vân

- Đăng Minh bảo tháp

- Hồ Côn Sơn

- Suối Côn Sơn

- Đền Kiếp Bạc

- Sinh từ

- Đền Nam Tào

- Đền Bắc Đẩu

- Vườn thuốc Dược Sơn

- Ao Cháo

- Sông Vang - Xưởng thuyền

- Hố Thóc

- Viên Lăng

- Núi trán rồng 

- Sông Lục Đầu

- Chùa Thanh Mai

5) Khu di tích lịch sử Bạch Đằng

Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là nơi ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Hưng Đạo đã đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 âm lịch) năm 1288.

Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng nằm ở tả ngạn sông Bạch Đằng và chi lưu sông Chanh, sông Rút, sông Kênh trên phạm vi rộng 153ha, gồm: Bãi cọc Yên Giang; Bến đò rừng; đền Trần Hưng Đạo; miếu Vua Bà; đình Yên Giang thuộc phường Yên Giang. Bãi cọc Đồng Vạn Muối; Bãi cọc Đồng Má Ngựa; Đền Trung Cốc thuộc phường Nam Hòa. Đình Trung Bản thuộc xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên và đình đền Công thuộc xã Điền Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là trận quyết chiến lớn nhất của quân và dân nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông. Trận chiến thắng này phá tan âm mưu lấy Đại Việt làm căn cứ xâm lược các nước phương Nam, ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Nguyên Mông xuống miền Đông Nam Á. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo và những chiến thắng khác đã khẳng định sự tồn tại vững vàng, khẳng định sức mạnh không thể nào lay chuyển được của quân dân Đại Việt.

Một số di tích tiêu biểu trong khu vực này là:

- Bãi cọc Yên Giang

- Bãi cọc Đồng Vạn Muối

- Bãi cọc Đồng Má Ngựa

- Đền Trần Hưng Đạo

- Miếu Vua Bà

- Bến đò rừng

- Đình Yên Giang

- Đền Trung Cốc

- Đình Trung Bản

- Đình Đền Công

Khám phá 10 địa điểm ở Quảng Ninh

Biển Trà Cổ

319

Đảo Tuần Châu

708

Vịnh Lan Hạ

292

Bãi Cháy

816

Đảo Cô Tô

181

Vịnh Hạ Long

346

Điểm phượt gần KDT Danh thắng Yên Tử