+84 983 035 435

Hầm Hô

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần ba kilômét, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng.

Khu du lịch Hầm Hô tai thôn Phu Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 55km về phía tây bắc.

Với tổng diện tích 42,3ha, khu du lịch Hầm Hô nằm trải rộng trong một thung lũng được bao quanh bốn bề là núi. Theo truyền thuyết, cách đây hàng ngàn năm, ở vùng hạ lưu sông Kôn - sông Kút không năm nào lại không bị hạn hán đe dọa. Vào một hôm hạn hán khốc liệt nhất, chứng kiến thảm hoạ đói khát của các buôn làng, Thần Mưa đã tạo sông, hồ cứu vớt bao sinh linh. Từ đó tên gọi Hầm Hô được hình thành, bắt nguồn từ lễ tế thần linh "hô phong - hoán vũ" để cầu mưa.

Hầm Hô có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, trong đó nổi bật là khúc sông dài khoảng 3km. Trong lòng sông có nhiều tảng đá hoa cương khổng lồ mang hình thù kỳ thú như: hòn Bóng, hòn Đá Đôi, hòn Chuông, hòn Đá Thành, hòn Gõ, hòn Đá Bàn Cờ... Đặc biệt, phía tả ngạn của khúc sông có thác Hầm Hô – kết quả của việc địa hình khúc sông bị gấp khúc đột ngột khiến dòng nước chảy mạnh xuống phía dưới tạo thành thác. Mùa mưa, cá ngược dòng lên thượng nguồn để sinh đẻ và phải vượt qua thác Hầm Hô. Tương truyền rằng xưa kia, hàng năm cá tề tựu về đây để vượt thác, con nào vượt được thì hóa rồng nên thác còn có tên gọi là thác Cá Bay hay thác Vũ Môn. Hai bên bờ sông xanh ngắt bởi cây rừng, chủ yếu là các loài sim tím, lộc vừng. Đây là môi trường sống của các loài chim cu gáy, khướu, vành khuyên, tắc kè...

Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, du khách đến với khu du lịch Hầm Hô còn có thể tham quan một số di tích lịch sử như: dinh Tiên Hiền, hang Bảy Cử... Dinh Tiên Hiền nằm ngay cổng vào khu du lịch, là nơi thờ 2 anh em Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng - 2 vị tiền nhân đã có công nghiên cứu thực địa, giúp người dân địa phương đào núi, ngăn sông, khơi dòng nước tưới cho ruộng đồng vào cuối thế kỷ 19. Hàng năm, cứ đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch, người dân trong vùng lại tổ chức lễ tế tưởng nhớ 2 vị tiền nhân. Nằm sát bờ sông Hầm Hô là hang Bảy Cử với mái hang được che nghiêng bởi một phiến đá, nền hang là dải cát mịn. Đây là nơi mà Mai Xuân Thưởng - thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 thường đến để buông câu thư giãn và bàn chuyện quân cơ. Hang được đặt tên là Bảy Cử dựa theo tên gọi ở nhà của Mai Xuân Thưởng (Mai Xuân Thưởng là con thứ 7 trong gia đình và đỗ cử nhân kỳ thi Hương nên còn gọi là Bảy Cử).

 

Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, du khách đến với khu du lịch Hầm Hô còn có thể tham quan một số di tích lịch sử như: dinh Tiên Hiền, hang Bảy Cử... Dinh Tiên Hiền nằm ngay cổng vào khu du lịch, là nơi thờ 2 anh em Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng - 2 vị tiền nhân đã có công nghiên cứu thực địa, giúp người dân địa phương đào núi, ngăn sông, khơi dòng nước tưới cho ruộng đồng vào cuối thế kỷ 19. Hàng năm, cứ đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch, người dân trong vùng lại tổ chức lễ tế tưởng nhớ 2 vị tiền nhân. Nằm sát bờ sông Hầm Hô là hang Bảy Cử với mái hang được che nghiêng bởi một phiến đá, nền hang là dải cát mịn. Đây là nơi mà Mai Xuân Thưởng - thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 thường đến để buông câu thư giãn và bàn chuyện quân cơ. Hang được đặt tên là Bảy Cử dựa theo tên gọi ở nhà của Mai Xuân Thưởng (Mai Xuân Thưởng là con thứ 7 trong gia đình và đỗ cử nhân kỳ thi Hương nên còn gọi là Bảy Cử).

Khám phá 10 địa điểm ở Bình Định

Mũi Rồng

417

Đầm Thị Nại

967

Ghềnh Ráng

399

Biển Quy Hòa

164

Hầm Hô

370

Hòn Khô

753

Điểm phượt gần Hầm Hô