+84 983 035 435

Lăng đá Hiệp Hòa

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Hệ thống lăng đá cổ Hiệp Hòa đã sớm được công nhận là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia, tiêu biểu trong số đó là lăng họ Ngọ và lăng Dinh Hương. Lăng Dinh Dương, thuộc làng Dinh Hương, xã Đức Thắng là một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1965.

Lăng họ Ngọ (còn gọi là Linh Quang từ) được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) ở làng Thái Thọ, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa. Đây là nơi lưu giữ di hài của Quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lăng được xây khi Quận công Ngọ Công Quế còn sống.

Vật liệu chủ yếu để xây lăng là đá muối và đá ong lấy từ núi Y Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa cách đó khoảng 1,5km. Tổng diện tích khuôn viên khu lăng mộ đá khoảng 400 m2. Lăng hình chữ nhật, cửa hướng về phía Nam, phía trước có ao hình chữ nhật, bốn phía trước kia có tường xây bằng đá ong. Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn. Hai bên cổng có 2 con chó đá. Qua cổng lăng, trên khu đất trước mộ phần, hai bên có 2 dãy tượng đá đứng chầu uy nghiêm…

Ngoài ra, cách khu lăng họ Ngọ khoảng 1,5 km về hướng Tây Nam là quần thể khu lăng Dinh Hương bằng đá xanh rất hoành tráng được xây dựng vào năm 1729, dưới triều Lê Trung Hưng (1533 - 1788). Lăng Dinh Hương rộng khoảng 300m2, nằm trên một quả đồi thấp tròn, mặt ngoảnh về hướng Đông, xưa có tường đá ong bao quanh. Lăng Dinh Hương là nơi an nghỉ của vị võ quan thủy binh La Đoan Trực (1688-1749). Quần thể lăng đá Dinh Hương chia làm 3 phần chính: Phần mộ táng ở giữa, phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Lăng đá có hệ thống tượng người và thú vật tạc bằng đá xanh, kích thước lớn, hình khối mập, chắc, chạm tỉa công phu.

Cho đến nay, gần 100 khu lăng mộ chưa được khai quật khảo cổ chính thức nào để biết được cách thức táng tụng,  với các tài liệu của người vi phạm khu mộ cổ, thì dưới mộ có mùi thơm của dạ hương rất thơm, đinh quách rất lớn, dưới phần mộ có mật và đá ong xây rất chắc. Cho thấy rằng khả năng Chủ nhân của khu lăng mộ này đều được sử dụng kỹ thuật ướp xác truyền thống đó là 1 kỹ thuật uớp xác trong thế kỷ 17, 18  trong táng tụng Việt Nam. Tuy nhiên vẫn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp liệu đây có phải là cuộc đồng khởi trong truyền thống táng tụng của thời kỳ đó

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử và sự bào mòn của nắng mưa, những công trình kiến trúc độc đáo này vẫn vững trãi, uy nghiêm như minh chứng về sức sống trường tồn của những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc.

Khám phá 10 địa điểm ở Bắc Giang

Hồ Cấm Sơn

391

Cao nguyên Đồng Cao

206

Khu bảo tồn Khe Rỗ

190

Chùa Vĩnh Nghiêm

777

Khu di tích Yên Thế

907

Tây Yên Tử

271

Điểm phượt gần Lăng đá Hiệp Hòa