+84 983 035 435

Đình An Hòa

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.


Đình An Hòa ở xã Thanh Hòa, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Từ thị xã Phủ Lý đi 3km tới dốc Đọ, rẽ tay trái 2km vào đường liên xã, đến thôn An Hòa rẽ phải 300m là đến di tích. Đình An Hòa thờ hoàng tử Linh Lang và phò mã Kiều Đức Mậu thời Lý. Đình An Hòa được xây dựng trên khu đất rộng, mặt trước đình có hồ rộng, hệ thống cột đồng trụ, tường bao. Điều đặc biệt khi du khách đến đây là được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các mảng chạm khắc không chỉ phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài mà còn được thể hiện bằng những tay nghề điêu luyện làm cho những mảng trang trí ở đây có hồn, sống được cùng thời gian.

Đình An Hòa tọa lạc trong khuôn viên rộng 2.750 m2, xây dựng theo hướng Đông – Nam, mặt hướng ra sông Đồng Nai thuận theo thuyết phong thủy. Hiện nay chưa phát hiện tài liệu nào đề cập đến sự hình thành của đình An Hòa một cách chính xác. Trong tấm bảng gỗ được viết bằng mực tàu treo trên xà ngang nhà Võ ca có ghi dòng chữ “Dựng miếu năm 1792”. 
Ban đầu đình bố trí mặt bằng tổng thể kiến trúc theo dạng chữ nhị gồm khu Chánh điện và nhà Tiền bối. Về sau, giữa khu Chánh diện và nhà tiền bối được nối lại với nhau bằng một nhà Cầu tạo ra lối kiến trúc chữ công.
+ Cổng đình và bình phong
Cổng đình An Hòa hiện nay gồm hai cổng: Bên trái và bên phải của bức bình phong. Mỗi cổng có hai cánh cửa sắt sơn màu xanh nước biển. Hai trụ cổng gắn kỳ lân với ý nghĩa kiểm sóat tâm hồn kẻ hành hương vào đình.
+ Miếu thờ
Khi bước vào cổng đình An Hòa, có hai ngôi miếu. Miếu bên phải thờ Chúa Lòi, Chúa Sắt. Người dân quen gọi là miếu Cậu. Miếu bên trái đình thờ Thiên Phi nương nương, nhân dân quen gọi là miếu Cô. Trong có bàn thờ và hương án viết bằng chữ Hán trên tường, sơn son thếp vàng. Các miếu được xây dựng năm 1963. Quy mô kiến trúc hai miếu giống nhau.
+ Nhà võ ca
Là nơi diễn ra các nghi hát xướng trong dịp lễ Kỳ yên mà đình có tổ chức Xây chầu – Đại bội. Nguyên trước là một sân khấu nhỏ, được xây riêng biệt ở trước đình và mặt tiền đối diện với Chánh điện, không có tường bao quanh. Năm 1953, nhà võ ca được xây dựng lại tòan bô theo kiểu nhà cấp 4, ba gian, 2 mái, khung sườn bằng gỗ, nền lót gạch tàu, mái lợp ngói âm dương. Tường xây bao quanh ba mặt có cửa ở hai bên hông lối ra vào của các diễn viên hát bội. Phần sân khấu xưa bằng gỗ nay xây bằng xi măng cao gần một mét. Chung quanh sân khấu có khung sắt, phía trước có bậc tam cấp lên xuống mặt đối diện với Chánh điện đình. Năm 2000, nhà võ ca được cơi nới thêm hai mái ở bên hông tạo ra sự bố trí mặt bằng nhà kiểu chữ đinh như ngày nay.
Tiền sảnh nối tiếp và thông với nhà võ ca là nơi sửa sọan đi vào làm lễ phía bên trong nhà Bái và Chánh điện. Kiến trúc Tiền Sảnh xuất hiện rất nhiều trong kiến trúc dân dụng nhà cổ Nam Bộ. Kiểu thức kiến trúc ba gian hai chái, hai mái lợp ngói âm dương, bờ nóc không trang trí hoa văn. Nền kiến trúc lát gạch tàu, tường xây gạch thẻ tô vữa ở hai bên hông. Các bức tường này đều có 3 cửa ra vào mỗi cửa không xây theo kiểu hình chữ nhật mà là hình vòm để lấy ánh sáng vào bên trong. Đây có lẽ là dấu tích của đợt trùng tu năm 1953.
Tiền sảnh kết cấu bốn hàng cột, gồm 12 cột gỗ căm xe tròn đường kính 30cm, cao 7,4m. Phía dưới các chân cột được kê trên chân tảng bằng đá xanh vuông. Hệ thống xiên, trích theo kiểu “vỏ đậu đùi ếch” để liên kết các cột cái và cột quân với nhau; đồng thời kết hợp với cột chống ở giữa kiểu bình nước và kèo hạ đỡ mái ngói lên cao và mở rộng về hai phía. Bộ khung sườn kiến trúc đều được gắn kết theo kỹ thuật ghép mộng, chốt truyền thống. Tiền sảnh bài trí rất nhiều bức hòanh phi và liễn đối bằng gỗ trên hệ thống cột và xiên. Các hoành phi, liễn đối chạm chìm hoặc trạm nổi chữ hán, đường diềm chạm họa tiết hoa văn truyền thống và được sơn son thiếp vàng.
+ Nhà bái
Tiếp nối với tiền sảnh là nhà Bái, ngăn cách với nhau bởi hệ thống cửa gỗ và tường xây có cửa ra vào hình vòm. Đây là nơi hành lễ khi thực hiện cá nghi thức trong lễ cúng thần. Không gian được khép kín cùng với nhà Cầu và Chánh điện bằng hệ thống tường bao xây gạch thẻ tô vữa, sơn màu vàng ở hai bên hông và mặt sau.
Nhà Bái theo kiểu thức nhà 3 gian, 2 chái, lợp ngói vảy cá và ngói âm dương, nền lót gạch tàu. Trên mái gắn cặp rồng chầu pháp lam bằng gốm men xanh thể hiện khát vọng cầu mưa, cầu được mùa. Hệ thống cửa chia làm cửa chính và cửa phụ. Cửa chính gồm 3 bộ lớn ở giữa, cửa phụ gồm 2 bộ ở hai bên. Tất cả các cửa đều làm theo kiểu thượng song hạ bản . Nhà Bái được tạo dựng bởi hai hàng cột gỗ tròn đường kính 40cm, kiểu thượng hạ thách và hai hàng cột gỗ vuông (25cm x 25cm) hai bên. Tất cả đế cột được kê trên các chân tảng bằng đá xanh. Hệ thống cột, vì kèo vuông ở hai đầu hồi nhà bái đỡ hai mái phụ hai bên tạo ra hành lang nhỏ và nằm ngược chiều với mái gian giữa. Toàn bộ khung sườn của gian giữa bằng gỗ căm xe và ba mặt được chạm khắc nổi các họa tiết hoa văn truyền thống: Cúc, sen, vân xoắn, vân sóng nước … Các đầu dư đều được chạm khắc hình đầu rồng cách điệu, hai trụ đỡ hai bộ vì ở gian giữa được chạm hình cá chép. Đặc biệt, ở các xiên trích chạm nổi hình ảnh lưỡng long chầu nhật, xung quanh là hình vân xoắn. Các bước Cốn ở hai bên hành lang được chạm tòan bộ hình dơi, xung quanh là hoa lá triền chi… thể hiện ước vọng một cuộc sống hạnh phúc, sung túc. 
Không gian nhà Bái còn được trang trí khá nhiều đối liễn, hòanh phi bằng chữ hán viết và chạm theo lối chữa chân và chữ thảo trên các hàng cột và xà dọc có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
+ Nhà cầu
Là nơi hành lễ, nằm ở vị trí nối giữa Chánh điện và nhà Bái. Kiểu kiến trúc theo dạng ba gian hai chái, lợp ngói âm dương, nền lót gạch tàu. Hai bên đầu dốc là hệ thống tường bao xây bằng gạch thẻ, tô vữa, sơn vàng. Nhà cầu kết cấu kiến trúc có nét riêng biệt, bao gồm hai hàng, tám cột gỗ căm xe tròn đường kính 40cm. Tất cả các cột này được liên kết với nhau bởi hệ thống trến (trính), xà dọc (xiên) và đều đỡ trực tiếp đòn dong và 4 đòn tay. Mỗi bộ khung đỡ mai gồm có hai cái cột, hai bên nối với nhau bởi một cây trính dựng hai cột trốn đỡ trực tiếp đòn tay, nối hai cột trốn là một cây trính nhỏ bằng ½ cây trính lớn, trên cây trính nhỏ là một cây cột trốn nằm ở giữa làm nhiệm vụ đỡ đòn dong mái.
Nghệ thuật trang trí chạm khắc trong nhà Cầu cũng khá đặc sắc. Trên các cây Trính và cây xiên đều chạm nổi tinh xảo các đề tài truyền thống: hoa lá hóa rồng, vân xóan, vân sóng nước, đường hồi văn. Các đầu trính chạm khắc hình đầu rồng cách điệu. Nhà Cầu cũng bài trí rất nhiều hòanh phi và lễn đối viết chữ Hán ca gợi sự uy linh, cao quý, ứng nghiệm của thần linh; sự gìn giữ và thực thi lễ giáo nghiêm chỉnh của dân làng.
+ Chánh điện
Chánh điện là khu vực trung tâm có vai trò quan trọng trong tòan bộ không gian kiến trúc đình. Đây là nơi ngự trị của thần và các bộ hạ của thần nên kết cấu kiến trúc, sự bài trí đồ thờ có những nét đặc trưng riêng.
Chánh điện có kiểu thức nhà ba gian hai trái truyền thống ở Nam Bộ. Mái lợp ngói vảy cá, trên bờ nóc mái gắn cặp “lưỡng long triều pháp lam” bằng gốm men xanh biểu trưng cho âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa, thể hiện khát vọng cầu mưa, cầu được mùa của cư dân vùng đất mới An Hòa. Các khâu đao, đầu mái trang trí tượng gốm “Cá chép hóa rồng” cũng bằng gốm men xanh biểu trưng cho sự phát triển của tạo hóa, sự sung túc về tài lộc. Nền Chánh điện lót gạch tàu cao hơn nhà Cầu 30cm như thế để thể hiện sự tôn kính và ngưỡng vọng với Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh. Toàn bộ phần mái được đỡ bằng hệ thống 4 hàng 16 cột gỗ căm xe tròn đường kính 40cm đặt trên các chân tảng đá xanh. Hai bên đầu đốc Chánh điện trổ hai cửa nhỏ hai cánh làm theo kiểu thượng song hạ bản.
Bộ khung sườn kiến trúc chánh điện mang đậm nét kiến trúc truyền thống đình làng Nam Bộ. Từ bốn cột cái liên kết với nhau bằng hệ thống xiên, trính làm theo kiểu “vỏ đậu đùi ếch”, mở rộng ra bốn phía bởi hệ thống kèo đâm, kèo quyết, cột quân và các cột xây âm tường ba mặt. Các bộ phận liên kết bằng hệ thống mộng, chốt truyền thống có tính năng chịu lực cao và rất cân đối. Vì kèo còn chạm khắc các họa tiết hình học, liên hoa, hồi văn đối xứng nhau. Đặc biệt ở hai cây xiên giữa Chánh điện được cách điệu hóa với cách thức chạm nổi hình lưỡng long triều nhật. Ngoàii ra các đầu đao, đuôi trính được chạm khắc hình đầu rồng cách điệu, các bức cốn chạm thủng hình rồng ẩn mây, cá chép hóa rồng, cúc liên chi, máy sóng nước, dơi ngự lâm môn.huyền rồng. Chắc nghệ nhân muốn đưa hình ảnh này gắn với sự kiện hoàng tử Linh Lang cùng với tướng hành binh trên sông đi chinh phạt giặc ở phương Nam. Ở đây lại còn cảnh con cốc đang nghếch cổ lên, miệng thì ngậm con cá. Tất cả những mảng chạm khắc ở đình An Hòa đã góp phần nâng cao giá trị cho công trình kiến trúc lên rất nhiều. Các mảng chạm khắc không chỉ phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài mà còn được thể hiện bằng những tay nghề điêu luyện làm cho những mảng trang trí ở đây có hồn, sống được cùng thời gian. Nhiều cơ quan Trung ương và địa phương đã về sao chép, phục chế để được giới thiệu rộng rãi những tác phẩm nghệ thuật đình An Hòa với nhân dân trong nước và thế giới. Đó là niềm tự hào cho địa phương. 

Đình An Hòa là một công trình quy mô nên thờ cúng có quy cách lớn và được làm rất kỳ công, có giá trị về mặt nghệ thuật. Đình An Hòa cũng nơi là nơi diễn ra hội làng An Hòa, lễ hội này mang sắc thái của hội cư dân lúa nước được tổ chức từ11đến 13 tháng 2 âm lịch. Chương trình lễ hội được diễn ra như sau:

Ngày 11/2 Buổi sáng, các cụ ông, cụ bà trong trang phục truyền thống làm lễ cáo yết Thành hoàng với sự có mặt của nhân dân trong làng và khách thập phương. Tiếp theo đó là lễ rước Thánh từ miếu về đình. Đi đầu đoàn rước là đội múa lân do các thanh niên làng đảm nhiệm theo sau là các cụ vãi rước phướn, tiếp theo là đội rước cờ, đội trống. Đội rước kiệu long đình được các nam thanh niên thực hiện, tiếp theo là đội tán lọng và bát bửu 1, sau đó là các cụ ông của đội tế lễ, cờ lệnh, kiếm lệnh. Tiếp theo là đội bát âm, đội kiệu ông, đội tán lọng, bát bửu 2, các cụ bà đội dâng hương. Cuối cùng là đội bátâm và đội rước kiệu bà do các thiếu nữ ở độ tuổi 18 đảm nhiệm. Lễ rước nước được diễn ra với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng trong làng sống hòa thuận. Buổi Chiều: Được bắt đầu với tiết mục tế cáo văn do các cụ ông có uy tín trong làng thực hiện. Sau đó là đội dâng hươngAn Hòa do các cụ bà là dâng hương lễ Thánh. Tiếp theo là lễ dâng hương của các làng lân cận.

Ngày 12/2 Buổi sáng, đình tổ chức đón tiếp nhân dân và khách thập phương về lễ Thánh. Buổi Chiều, các đội rước bắt đầu rước Thánh hoàn cung, sau đó là có tiết mục văn nghệ hát chèo và tổ chức các trò chơi dân gian. Ngày 13/2 Buổi sáng, ngày cuối cùng của lễ hội, các cụ ông, cụ bà trong đội tế lễ đã có mặt đông đủ để làm lễ cáo chúc tại đình làng và dã hội. Lễ hội đình An Hòa có rất nhiều hoạt động khác đa dạng và phong phú. Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ, hát quan họ,biểu diễn chèo, các trò chơi dân gian như thi đánh cờ, chọi gà…

Khám phá 10 địa điểm ở Hà Nam

Đình Chảy

417

Sông Đáy

867

Đền Lảnh Giang

677

Núi An Lão

752

Khu du lịch Tam Chúc

638

Đình An Hòa

469

Điểm phượt gần Đình An Hòa