Trong hệ tín ngưỡng dân gian của ngư dân vùng biển, các thần linh biển cả được thờ phụng rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả những vị thần hữu hình (nguồn gốc xuất thân có thật trong thực tế) và những vị thần vô hình (được xây dựng từ trí tưởng tượng của ngư dân).
Các vị thần nguồn gốc có thực gồm: cá Ông, tức loài cá voi, thường được ngư dân gọi là ông Nam Hải, được phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân thượng đẳng thần; Rái Cá, được phong là Lang lại Nhị Đại Tướng quân; Cá nược, được gọi là Ông Nước; loài rắn biển lớn, ngư dân thường gọi là Bà Tím hay Công chúa Thủy Tề, được phong Đệ Bát Thánh Phi Nương; loài rắn đẻn ở biển (rất độc), dân gian thường gọi là Bà Lạch, Ông Hẻo, được phong là Mộc Trụ Thần xà (riêng loại đẻn có mồng lớn và nhiều màu sắc, gọi là Cô Hồng, được phong là Bát Bửu Công chúa).
Trong số tất cả các vị thần đó, cá Ông, được các ngư dân, nhất là các ngư dân vùng biển Khánh Hòa đặc biệt tôn sùng và coi trọng. Vì thế, Lễ hội Cầu ngư gắn với tục thờ cá Ông là lễ hội phổ biến, lớn nhất và quan trọng nhất đối vói cộng đồng ngư dân các làng, xã ven biển ở đây.
Từ bao đời nay, ở các cộng đồng cư dân ven biển Khánh Hòa cũng như ngư dân miền Trung luôn lưu truyền những giai thoại về Ông Nam Hải (cá voi). Cốt lõi của những truyền thuyết ấy là việc cá voi thường cứu giúp người bị nạn ngoài biển khơi, đồng thời cho ngư dân được mùa biển. Đối với ngư dân, cá voi không chỉ có sức mạnh phi thường mà còn hiểu được ý nguyện của con người và luôn làm điều thiện.
Phong tục Lễ hội Cầu ngư ở làng biển Khánh Hòa thường xuất phát từ sáng sớm bằng lễ Nghinh Ông trên biển. 15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, trống dong cờ mở rộn rã cả một vùng biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về lăng để chứng giám cho tấm lòng thành kính của ngư dân. Để mời gọi được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang trọng với đầy đủ lễ vật lòng thành. Trong Lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn đi từ phía bắc, một đoàn đi từ phía nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân - sư - rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu, tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn rước sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân, múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu.
Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu. Siêu là một loại đao lớn, ngày xưa chỉ có những dũng tướng mới được dùng loại binh khí này. Điểm đặc biệt của ngư dân vùng biển là họ đã nhất thể hóa hình ảnh ông Nam Hải với ngài Quan Công - một nhân vật lịch sử thời hậu Hán ở Trung Quốc. Vậy nên, việc tế ông Nam Hải cũng được xem như đang tế lễ ngài Quan Công. Tiết mục múa siêu trong lễ hội cầu ngư thể hiện cho tính nhất thể hóa đó. Mục đích của việc múa siêu nhằm biểu thị uy lực oai nghiêm của ngài, đồng thời cũng để bày tỏ lòng kính trọng của người dân đối với ngài trong ngày lễ trọng. Tiếp nối màn múa siêu là phần diễn hò bá trạo. Bá trạo vừa là một trò diễn dân gian, vừa là một nghi thức chính để khai diễn lễ. Hò bá trạo thường diễn ra khi Nghinh Ông từ vạn lạch trở về lăng để rước linh Ông nhập lăng. Bá trạo là sự tái hiện của quá trình ngư dân lao động trên biển. Tất cả phường trạo đều cùng chung trên một chiếc thuyền, đứng làm hai hàng tạo thành mạn thuyền, người cầm chèo gọi là Trạo Phu, người cầm lái gọi là Tổng Lái, người đứng ở mũi thuyền gọi là Tổng Mũi, người quán xuyến ở giữa lòng thuyền gọi là Tổng Khoang. Mỗi người một việc, tay chèo miệng hát thong dong ra khơi. Sau trò diễn bá trạo là phần lễ tế chính. Đây là nghi thức diễn ra khi linh Ông đã nhập lăng với nhiều lễ tiết được tiến hành hết sức trang nghiêm trước điện thờ. Ban tế lễ gồm các vị: Chánh tế, Bồi tế, Đông hiến, Tây hiến. Vật tế là một con heo sống đầy đủ thủ vĩ, tạng phủ cùng một đĩa huyết mao. Các đại biểu lần lượt được mời lên dâng lễ để bày tỏ sự trọng vọng đối với linh Ông.
Tiếp nối lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ. Đại Bái là một nghi thức nằm trong nghi thức Thứ Lễ. Người đảm trách vai trò này phải là một diễn viên giỏi trong đoàn hát tuồng. Nội dung của lễ Đại Bái là chúc phúc cho chính quyền và nhân dân được Phúc - Thọ - Khang - Ninh, đồng thời xin phép ông Nam Hải và bà con vạn lạch cho đoàn tuồng hát phục vụ. Thứ Lễ là một lễ phụ nhưng không thể thiếu. Nghi thức Thứ Lễ nhằm ôn lại công đức của ông Nam Hải. Tuồng được hát trong nghi thức Thứ Lễ của Lễ hội Cầu ngư phải là các tích tuồng về Ông mà Ông ở đây chính là nhân vật Quan Công. Các tích tuồng được ngư dân ưa chuộng như: Dựng tượng; Trương Phi đâm tóc; Quan Công tha Tào; Hồi trào chịu tội… Kết thúc lễ hội Cầu ngư là nghi thức Tôn Vương. Lễ Tôn Vương là khát vọng hòa bình của nhân dân, đây là phần hát múa tổng hợp gồm: múa lân, múa long hổ hội, múa chuốc rượu, múa dâng bông… để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa đậm chất tâm linh và mang nét đẹp văn hóa truyền thống dành riêng cho ngư dân vùng biển. Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp về mặt nhân văn cũng như vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, lễ hội Cầu ngư cũng cho thấy ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ hệ sinh thái. Ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới kêu gọi tham gia công ước bảo vệ cá voi, thì từ hàng thế kỷ trước, những ngư dân Việt Nam đã có cách làm của riêng mình để tham gia bảo vệ loài cá này trước nguy cơ tuyệt chủng.
Khánh Hòa có rất nhiều ngành nghề truyền thống như: đúc đồng, làm nón, làm bún, bánh tráng, đánh bắt hải sản,… Song, lâu đời và có giá trị văn hóa, lịch sử, mang lại ích kinh tế, từng lớp cao, rất nức danh là ngành nghề khẩn hoang yến sào. Nghề vỡ hoang yến sào khánh hòa ra đời gần 700 năm và không ngừng phát triển.
Hiện thời, chất lượng, giá trị thương phẩm của yến sào khánh hòa không những được tấn phong tổ yến vua, có giá trị thương phẩm đứng hàng đầu mà còn được xem như thần dược đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng.
Lễ hội Yến sào Khánh Hòa là lễ hội tôn truyền thống lịch sử ngành nghề, được đa dạng hóa bằng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại nhằm quảng bá giới thiệu với du khách khám phá nét văn hóa độc đáo về vùng đất được nhiều quà tặng của thiên nhiên và con người xứ sở “Trầm hương, Yến sào” hiền hòa thân thiện.
Tên gọi đầy đủ của lễ hội này là “ lễ hội ngành phá hoang Yến Sào”, được tổ chức hàng năm vào ngày10 tháng 5 Âm lịch. Lễ hội do đông đảo bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo yến Hòn Nội, nơi đặt Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến, với các lễ nghi trọng thể, trang nghiêm. Nghề khai hoang Yến Sào ở khánh hòa đã có trên 600 năm, đây là một nghề “hái ra vàng” nhưng đầy hiểm nguy, rủi ro vì luôn phải treo mình trên vách đá chênh vênh để thu tổ yến. Vì thế, lễ hội là dịp người làm nghề cầu cúng, xin được ban ơn, ban phước lành.
Lễ hội Cá Voi Nha Trang điễn ra tại Lăng Ông - TP Nha Trang, Hàng năm tổ chức vào đúng ngày ông lỵ và hai kỳ xuân tế, thu tế.
Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này.
Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu "Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần". Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu "Đại càng quốc gia Nam Hải".
Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày).
Đền Hùng gắn liền với lịch sử huyền thoại của tổ tiên nước Việt: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con cả ở lại nối ngôi cha và truyền được 18 đời Vua Hùng.
Tại Khánh Hoà, Lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 AL tại Đền Hùng Vương, hay còn gọi là Đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương - toạ lạc tại đường Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang, được xây dựng trong 3 năm từ 1971 dến 1974 thì hoàn thành - bằng những nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học sinh trong tỉnh.
Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”.
Được tổ chứa vào ngày 20 đến ngày 24 tháng 3 âm lịch hằng năm tại khu di tích Tháp Bà Ponagar thành phố Nha Trang. Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở (phiên âm tiếng Chăm là Po Nogar). Theo truyền thuyết, Bà Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt…
Nghi lễ có 2 phần chính: Lễ Thay Y (ngày 20 tháng 3): tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rửa tượng nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới. Lễ cầu cùng ngày 23 tháng 3, được tiến hành rất tôn nghiêm mang ý nghĩa ca ngợi công đức Mẹ Xứ sở và cầu mong cho cư dân sống yên bình, ấm no hạnh phúc.
Sau phần lễ hội là phần hội. Phần hội chủ yếu là múa bóng (điệu múa có động tác uốn éo, ưỡn hông như các vũ nữ Chămpa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp Bà), múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ trước ngôi đền chính. Trước đây trong hội còn có các cuộc đua thuyền thúng dưới chân tháp.
Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hòa mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng nô nức kéo về dự hội.
Lễ hội Am Chúa được tổ chức ngày 01/3 âm lịch hàng năm tại Am Chúa, núi Đại An, thôn Đại Điền Trung 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là dịp sinh hoạt văn hóa tâm linh, để người dân Khánh Hòa nói riêng, khách thập phương cả nước nói chung thể hiện tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn". Nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở đã dạy cho dân Khánh Hòa biết cày cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…
Theo truyền thuyết được Lễ bộ Thượng thư Phan Thanh Giản ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa là nơi phát tích của Bà Po Nagar lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà (Nha Trang) là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh.
Ngay từ đầu triều Nguyễn- Vua Gia Long, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc gia do quan đầu tỉnh làm chủ tế
Am Chúa là một di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Trầm Hương, gắn liền với tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Cùng với truyền thuyết về Thiên Y Thánh Mẫu, di tích Am Chúa đã thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hoá Việt - Chăm.
Thánh Mẫu Thiên Y A Na - Bà Mẹ xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống. Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar của người Chăm. Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hoá tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm bằng truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà - Nha Trang. Đến nay, ở Khánh Hoà vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” như một lời khẳng định về sự nối liền giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar.
Không chỉ là di tích Lịch sử Văn hóa lâu đời, Am Chúa còn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân xã Diên Điền nói riêng và huyện Diên Khánh nói chung. Hiện nay, trước sân của am vẫn còn một cây mã tiền cổ thụ có tuổi thọ trên 350 năm. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cây mã tiền nhiều lần được dùng làm cột treo cờ để biểu dương lực lượng, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân. Sau lưng Am Chúa còn lưu lại dấu vết của lô cốt, giao thông hào bằng đá do thực dân Pháp xây dựng trong những năm chiếm đóng tại đây. Với nhiều giá trị văn hoá và lịch sử cách mạng, năm 1999 Am Chúa đã được xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.
Lễ hội thường kéo dài 3-4 ngày. Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền, chương trình lễ hội gồm có nghi thức lễ, rước lân, biểu diễn múa lân của các đội lân trong và ngoài tỉnh. Bên ngoài hội là các trò chơi dân gian như hò bài chòi, chơi đu… Đặc biệt, trong những ngày này, chương trình hát tuồng và dân ca kịch khu 5 thường xuyên biểu diễn phục vụ khách tham gia hội do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hoà thực hiện.
Thời gian tổ chức Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn.
Trong nghi lễ nông nghiệp của người Raglai, lễ hội Ăn mừng lúa mới hết sức quan trọng và được xem như là ngày Tết cổ truyền của dân làng. Người Raglai có tín ngưỡng đa thần, tin rằng, cây cối đều có hồn và được thần linh cai quản. Các vị thần đó đã cho họ cuộc sống tốt hơn. Vì thế, sau khi thu hoạch, bao giờ họ cũng làm lễ cúng tạ thần Lúa – Bắp và Ông Bà tổ tiên đã phù hộ rồi mới ăn. Trong lễ cúng còn cầu xin cho con cháu trong làng mạnh khỏe, mùa màng năm sau bội thu hơn năm trước.
Lễ hội do từng gia đình tổ chức, qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa vụ và điều kiện kinh tế. Lễ hội thường từ 1 đến 3 ngày.
Các bước lễ hội được tiến hành như sau:
- Trước hết là lên rẫy (chọn rẫy tốt nhất) làm lễ cúng Thần Lúa, “xin rước Thần Lúa về nhà”. Lễ cúng này đơn giản, lễ vật là trầu cau, cơm, trứng luộc và rượu. Sau khi cúng, mọi người cùng nhau tuốt lúa, làm sạch cho vào gùi và rước Thần Lúa về nhà.
- Lễ Ăn mừng lúa mới là lễ chính được tổ chức linh đình, rộn ràng (những gia đình được mùa to, cúng lớn tổ chức tại nhà dài). Bà con trong thôn giúp chuẩn bị gạo, nếp, rau củ, mổ heo, gà, nấu nướng. Đặc biệt là chuẩn bị vật liệu cho việc nấu món canh Bùi. Đó là món truyền thống không thể thiếu trong lễ cúng để dâng Thần Lúa – Bắp và Ông Bà. “Canh Bùi có nguyên liệu từ gạo của lúa mới và lá cây Bột ngọt giã nhuyễn, nấu chung với rau Rịa xắt nhỏ. Canh Bùi khi chín sền sệt, có mùi vị béo, thơm của gạo, ngọt của rau”.
Thầy cúng hành lễ có sự chứng giám của gia đình và bà con trong thôn. Các nghi thức cúng được tiến hành rất cẩn trọng.
Sau phần lễ, chủ nhà thường bưng chén rượu đến mời từng người một. Mọi người cùng nhau ăn, uống, chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Rượu càng vào thì các điệu hát A - lâu, Ma – Diêng, nhịp chiêng Sa – va – lâu, Ato – pa – krúc..., càng sôi nổi. Thanh niên trong làng còn đốt lửa trại, cùng nhau ca hát, nhảy múa suốt đêm. Cứ như vậy, mùa lễ hội của người Raglai có khi kéo dài đến cả tháng, các làng (Plơi) luôn rộn rã tiếng cồng chiêng.
Lễ ăn lúa mới diễn ra hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Đây là một nét văn hoá đẹp trong đời sống tinh thần của người Raglai, và là dịp để con cháu trong gia đình và bà con lối xóm cùng chung vui, uống rượu cần và cùng nhau đánh mã la, cồng chiêng, múa hát quanh đống lửa thâu đêm suốt sáng.
Lễ cúng đình Kỳ an - Xuân tế được tổ chức vào các ngày 15 và 16/2 âm lịch hàng năm, tại đình làng Chấp Lễ, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa. Lễ Kỳ an, hay còn gọi là Lễ cúng đình ở làng, ngươi dân đến đây đều mang trong lòng nguyện ý cầu mong mưa thuận, gió hòa, quốc gia thái bình, muôn dân an lạc... Đây thực sự là nhu cầu của con người, là niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý... không chỉ là nét đẹp về văn hóa tâm linh của người dân Khánh Hòa mà còn là nét nổi trội về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Lễ cúng đình Kỳ an - Xuân tế diễn ra như sau:
Chấp Lễ khởi đầu bằng cảnh rước sắc phong từ nhà thờ Tiền hiền về đình làng (lúc 15 giờ ngày 15 tháng 2 âm lịch).
* Lễ Thượng hương: Mở đầu cảnh rước sắc phong là lễ Thượng hương. Sau 3 hồi 9 tiếng chinh, cổ là nhạc tế. Giữa nền nhạc bát âm, đội lân vào chầu phục trước long đình và điện thờ thần... Bốn sắc phong được vị chánh tế lần lượt mở ra để thỉnh nhập long đình giữa hai hàng cờ ngũ sắc và thập bát ban binh khí ứng chầu.
Trong bốn sắc phong thì có ba sắc phong của các triều vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân phong tước hiệu cho Thành hoàng làng là "Đại Càn Quốc gia Nam Hái Tứ vị tôn thần " và một sắc phong triều Khải Định phong Bà Thiên Y Ana Diễn Ngọc Phi tước hiệu "Hồng Nhân phổ tế Linh ứng Tôn thần".
Dưới nền nhạc của bài Bá lệnh, kiệu rước long đình theo hướng hương lộ, qua chợ làng, tiến thẳng về đình - nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi sẽ diễn ra lễ Tế chánh. Tại đình làng, bốn sắc phong thần được vị chủ tế thỉnh nhập điện thờ thần. Sau đó, chuyển sang lễ cúng cô hồn...
* Lễ cúng cô hồn ở đình làng Chấp Lễ diễn ra lúc 18 giờ ngày 15 tháng 2 âm lịch. Tại miếu Cô Hồn - bên tả của đình làng và tách rời với điện thờ Thần. Văn tế của lễ cúng cô hồn ở các đình làng rất giống với Văn tế của lễ Tống Na trong lễ Cầu Ngư của cư dân vùng biển. Văn tế cô hồn thật là lâm ly, bi thiết, xót thương cho những vong hồn đã về nơi chín suối nhưng cõi nhân gian không có ai cúng tế, phụng thờ.
* Lễ Tỉnh sanh - Túc yết diễn ra vào lúc 0 giờ 1 phút ngày 16 tháng 2 âm lịch. Sau khi khởi chinh, cổ, trong nền nhạc lễ, vị Chánh tế làm lễ tế cáo trời đất dâng hương, dâng rượu tại hương án được đặt trước sân đình... Vật phẩm hiến tế của lễ Tỉnh sanh trong lễ cúng đình ngoài hương, đăng, trà, quả, rượu còn có heo và con heo ấy phải là loại heo toàn sắc, toàn sinh (tức là - loại heo một màu, và tế sống nguyên con). Sau khi heo bị thọc tiết và được đưa đi cạo lông, người chấp sự dâng một tuần nhang lễ tạ Tỉnh sanh. Ba lá vàng được đốt lên báo hiệu lễ Tỉnh sanh đã hoàn tất. Sau đó, chuyển qua lễ Tế Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi tại Miếu thờ Bà bên hữu đình làng...
Trong các sắc thần do các triều vua nhà Nguyễn phong tặng thường chép là Thiên-Y-A-Na Diễn Ngọ Phi. Ngoài đời, thường gọi là Thiêt Y A Na. Nhà Nguyễn trung hưng ngay buổi đầu đã phong tặng: Hồng nhân phổ tế Linh ứng Thượng đẳng Thần. Các vua đời sau đời nào cũng có sắc phong tặng.
* Lễ tế Bà Thiên Y A Na vào lúc 1 giờ sáng ngày 16 tháng 2 âm lịch. Sau 3 hồi chín tiếng chinh, cổ lệnh, Ban tế tựu vị. Hai bên là 12 khóa sinh tay cầm cờ ngũ hành đứng hầu trước miếu. Trong nền nhạc bát âm, vị chánh tế thực hiện nghi thức hành sơ hiến lễ, tấn tửu, và đọc chúc văn.
* Lễ Tế chánh diễn ra vào lúc 2 giờ sáng ngày 16 tháng 2 âm lịch. Lúc này, cả bốn sắc phong thần đều được thỉnh nhập điện thờ. Hai hàng lễ sinh tay cầm cờ ngũ sắc đứng hầu nơi sân điện. Dân chúng trong làng đứng chật cả sân đình, tất cả đều giữ thái độ trang nghiêm. Đây là thời khắc giao cảm giữa thần linh và con người; giữa thế giới siêu nhiên và con người trần thế mà cầu nối của sự giao cảm ấy chính là các nghi thức tế lễ và Ban tế lễ.
Ba hồi chín tiếng chiêng, trống vang rền nội điện giữa canh khuya, khiến không khí càng thêm huyền ảo. Trong nền nhạc lễ, chánh tế, bồi tế tựu vị. Bốn lễ sinh hai tay nâng ngọn hoa đăng từng bước nhập điện thờ thần làm lễ thượng hương, tấn tửu. Nghi lễ này được gọi là Đi Điện. Sau phần thượng hương, nghênh thần, cúc cung bái lạy là đến đọc chúc văn.
* Lễ Thứ diễn ra ngay sau lễ Chánh. Lễ Thứ là lễ hát cúng đình, dâng thần linh. Trong đó, Tôn vương là phần hát quan trọng trong lễ cúng đình Kỳ an - Xuân tế Vì vậy, những người đang có tang chế không được dự lễ này. Lễ Tôn vương bao giờ cũng có múa tứ linh gồm: Lân, Cọp, Rồng, ông Địa. Điệu múa tứ linh vừa nhộn nhịp, tươi vui vừa thêm phần hài hước như muốn mang đến cho dân làng một năm mới an khang, thịnh vượng. Sau điện múa tứ linh là "múa Quỳnh tương" chúc rượu. Điệu múa là sự bày tỏ lòng thành kính của dân làng đối với các bậc tôn thần qua những động tác rót rượu, dâng rượu lên án thờ được đặt trước cửa đình.
Sau cùng là cảnh đăng quang, kế vị của vua trẻ rồi chuyển sang phần ca múa đón chào cuộc đời mới đang đến với những điều tốt đẹp.
* Lễ Hồi sắc phong thần diễn ra lúc 6 giờ ngày 16 tháng 2 âm lịch. Nghi thức hành lễ của lễ hồi sắc không khác với nghi thức của lễ rước sắc. Vẫn là khởi chinh, cổ và khởi nhạc lễ Ban tế lễ thượng hương, nghênh sắc nhập long đình và sau đó khởi kiệu. Đoàn người hồi sắc từ trình làng về nhà thờ Tiền hiền, dẫn đầu vẫn là Đội múa lân, sau đó là Đội cờ ngũ sắc và thập bát ban binh khí hộ tống Long đình...
* Lễ Tiền hiền: Sau khi các sắc phong đã yên vị trên án thờ, Ban tế lễ chuyển sang Lễ Tiền hiền vào lúc 7 giờ ngày 16 tháng 2 âm lịch. Các vị chủ tế, bồi tế, thầy lễ và lễ sinh tiến hành một khóa lễ. Sau đó, dàn nhạc bát âm ngừng tấu. âm thanh nhạc lễ lắng dần, sân đình bỗng vỡ òa trong sự náo nức, thôi thúc của tiếng trống hội làng...
Phần Hội: Các trò chơi dân gian như: Thi hát dân ca bài chòi, hát bội, thi đấu cờ tướng, kéo dây, đập ấm, chọi gà không chỉ là những trò vui chơi, giải trí mà thông qua lễ hội nhằm giáo dục các thế hệ, các dòng tộc quần cư trong thôn xóm thấm sâu đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tương thân, tương ái...