+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ Vu lan thắng hội

Khám phá Lễ Vu lan thắng hội Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ Vu lan thắng hội

Lễ Vu lan thắng hội, lễ cúng cô hồn là nét văn hóa tâm linh từ mấy trăm năm kể từ khi người Triều Châu đến Trà Vinh sinh cơ lập nghiệp, đã được công nhận là lễ hội cấp tỉnh và hằng năm diễn vào ngày 27 và 28 tháng 7 Âm lịch.

Trong những ngày này, nhiều nghi lễ được tiến hành trang trọng, độc đáo như: Lễ rước Phật, thần ở các đình, chùa vùng phụ cận về Vạn Niên Phong Cung; Thỉnh kinh - diễn lại câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng; Lễ khai kinh; Đăng đàn thí thực; Cầu quốc thái dân an.... Mục đích của lễ hội là báo hiếu, cầu an - cầu phúc. Đây là lễ hội của cộng đồng các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, nó phản ánh đậm nét sự hỗn dung tín ngưỡng. Hàng năm lễ hội đã thu hút hàng chục ngàn người tham dự.

Trong lễ, các ông Bổn bận quần áo đỏ, quấn khăn đỏ cầm gươm bén xuất hiện trong chánh điện chùa Ông Bổn (tên chữ là Vạn Niên Phong Cung, tọa lạc tại thi trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè), trong chừng hai ba giờ từ lúc 10 giờ sang ngày 27. Cũng diễn ra cảnh "đánh trái chông", "rạch lưỡi" như vậy vào ngày 28 trong sân chùa lộ thiên, nhưng bắt đầu từ lúc nào là do ông Bổn quyết định để tránh mưa.

 

Hòa cùng tiếng trống, tiêng thanh la, não bạc, chập chã , kèn lá liễu... của dàn nhạc "Tùa lầu cấu" (Đại la cổ: dàn nhạc của người Triều Châu) có nhiều thanh la và trống lớn rền vang, bốn ông Bổn trong quần áo mũ mão đỏ chói, rung rung người, tay cầm kiếm múa may. Sau đó, có vị cầm sợi dây vải đỏ gắn chặt vào một trái chông tua tủa những đinh thép sang giới, dài chừng một tấc quất mạnh vào người. Rồi bốn ông lần lượt cầm dao bén ngót rạch mạnh liên hồi lên mặt lưỡi mình. Máu đỏ túa ra, các ông dùng bút lông tẩm máu vẽ nguệch ngoạt lên những tờ giấy hình chữ nhật nhỏ dài màu vàng. Cứ vậy trong tiếng trống tiếng chiên náo hoạt, các ông tạo cảnh rùng rợn thích thú đối với hàng vạn người tham dự.

Ngày xưa, buổi lễ này còn hấp dẫn hơn với cảnh các ông đi chân trần trên lớp than đước dài hàng chục thước, lúc nào cũng cháy đỏ rực (do người trong chùa quạt không ngừng nghỉ). Rồi các ông dùng bó lá tre nhúng vào chảo dầu phộng sôi sung sục quất mạnh vào người gọi là "tắm dầu" cũng là cảnh "ác liệt" nhất. Bắt đầu Vu lan thắng hội, lúc chập choạng tối, chùa tổ chức cảnh Trần Huyền Trang (Đường Tăng) cùng ba đệ tử Tề Thiên Đại Thánh, Trư Bát Giới và Sa Tăng đi thỉnh kinh. Đường Tăng cưỡi trên lưng con ngựa bạch phất bằng giấy có bánh xe lăn trên đường, còn Tề Thiên, Trư Bát Giới, Sa Tăng chạy bộ theo. Đến các ngã ba, ngã tư thị trấn gặp "động quỹ" (làm bằng tre gài lá đủng đỉnh), Tề Thiên huơ thiết bảng khiêu chiến. Con quỷ núp trong động nhảy xổ ra. Cuộc chiến diễn ra hết sức "ảo diệu" vì thỉnh thoảng lại có người ngậm dầu lửa thổi xuyên qua cây đuốc cháy đỏ rực trên tay, tạo thành một quầng lửa bay ào ào trong màn đêm.

 

Tại chùa, ngoài những buổi cầu kinh của các nhà sư, còn có các buổi "sáp môl" (tụng kinh) của các vị sư Kmer. Xen kẽ trong những lễ cầu kinh ấy là việc biểu diễn âm nhạc đặc sắc của dàn nhạc "Tùa lầu cấu". Với dàn kèn, trống, chập chã, thanh tao, não bạt đặc trưng của người Triều Châu, ngoài những bản nhạc truyền thống của cộng đồng tộc người này, họ còn biểu diễn cả các bản cổ nhạc, tân nhạc…

Đến Cầu Kè dịp này, du khách sẽ được thưởng thức món bún nước lèo đặc trưng của địa phương. Chỉ đơn thuần là món bún chan mước mắm "prohoc" của đồng bào Kmer Nam Bộ cùng một vài miêng thịt cá lóc, huyết heo và rau ghém. Bún ăn với giấm ớt hoặc muối hột đâm ớt hiểm. Ngon và không "đụng hàng" với những cái bánh ống nho nhỏ làm bằng bột gạo đâm trộn nước cốt dừa và đường, hấp trong hai ống tre đặt trên mặt nồi đất. Rồi nếm thử chuối tá quạ, dừa sáp…còn được thưởng thức món ăn pha lấu củ cải.

Vu lan thắng hội Cầu Kè là một trong những lễ hội dân gian tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc ở Trà Vinh.