+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội Y Sơn

Khám phá Lễ hội Y Sơn Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội Y Sơn

Hội đền chùa Y Sơn ( hay còn gọi là IA ) được tổ chức vào ngày tết Thượng Nguyên (15 tháng Giêng âm lịch) tại xã Hoà Sơn huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Đây là lễ hội cổ truyền có từ lâu đời. Nơi đây thờ đức thánh Hùng Linh - người có công giúp vua Hùng dẹp giặc Ân, mang lại bình yên cho đất nước. Theo quy định của dân, cứ 3 năm chùa lại mở hội to một lần theo đúng nghi thức cổ truyền ( trong 3 ngày: 16,17,18/giêng ) còn các năm khác thì chỉ tổ chức hội lệ trong thời gian 1 ngày.

Nghi lễ trong 3 ngày được sắp đặt khá chặt chẽ:

- Ngày 15: tất cả các giáp rước kiệu, có cờ quạt, chiêng trống tập trung về đền – nơi thờ thánh Hung Linh Công. Sau khi làm lễ tại đền, tất cả lại rước sang chùa cùng hai cỗ ngựa thần bằng gỗ ( một hồng, một bạch đặt trên giá gỗ có bánh xe. Lễ rước ngựa thần mở đầu ngày hội rất đông vui. Khách trẩy hội đi theo đoàn rước kiệu tiếp nối dài từ đền sang chùa, vượt qua núi Yên Ngựa. Khi đoàn rước tới chùa, ngựa thần được đặt vào vị trí có bệ đứng trang nghiêm, rồi rước nồi hương xuống nhà hội và rước chuối dò vào chùa đề làm lễ. Một cây chuối được chọn theo tiêu chuẩn quy định để cắm những cây dò. Đó là một thanh tre bánh tẻ, dài hai gióng, vót sao chụm lại ở một đầu như bông hoa ( giống như cây dò ở đền Sóc Sơn nhưng để trằng không nhuộm đỏ ). Bên bông hoa dò còn nhuộm một ré lúa sai bông mẩy hạt. Mỗi giáp làm 10 cây dò như vậy. Sáu mươi cây dò ( 6 giáp ) cắm vào thân cây chuối rồi rước vào chùa gọi là rước dò. Bông hoa dò và ré lúa tượng trưng cho lòng thành cầu trì khấn phật mưa thuận gió hoà, cho cây trái mùa màng đơm hoa kết quả. Khi tế lễ xong, những bông hoa dò đó phân phát về các giáp để biếu các cụ thất – bát – cửu thập niên. Tiếp sau là lễ: “ cuốn cờ đập đất ”. Tất cả các quan viên và trai đồ các giáp mang theo cờ quạt, chiêng trống, mặc áo, quấn khăn, gon quần theo nghi thức truyền thống, kéo quân đến một khoảng đấtt rộng chừng gần một mẫu ( đã được chuẩn bị sẵn ) do một ông quan viên điều khiển theo hiệu trống. Đoàn quân đi theo hình vành chảo, cuốn 3 vòng. Vừa đi vừa nổi chiêng trống rồm rộ. Sau kéo thành hàng dài rồi gấp lại cắt thành chữ tâm đứng thành ba hàng, dàn đều cờ trống. Theo nhịp trống và tiếng hò của quan viên điều khiển, đoàn quân làm những động tác như: đứng nghiêm, ngồi xuống, hạ cờ xuống, vác cờ lên, quay phải, quay trái…có tới mấy chục động tác ăn nhịp với tiếng trống. Tiếp theo là lễ “kéo chữ ” tức xếp chữ. ở đây người ta thường xếp các chữ: nhân, tâm, đức bằng chữ Hán.

- Ngày 16: tướng và quản tượng lên voi, xe vào chùa lễ Phật. Trên bành 5 cỗ voi có 5 nam quản tượng và 5 nữ tướng. Cách lễ là lễ rún ( như đã kể trên ). Tiếp theo lại diễn lễ “ cuốn cờ đập đất ” và “ kéo chữ ”.

- Ngày 17: là ngày vui nhất, náo nức nhất, cũng là ngày cuối của hội. Khoảng ban mai hôm ấy, tất cả tướng và quản đều lên voi, ngựa. Trước khi vào chùa làm lễ, 5 quản tượng và 5 nữ tướng phải qua 3 vòng khám. Đây là giờ phút rất trang nghiêm, đòi hỏi các tướng và quản phải thể hiện đúng “ sắc vụ tinh hoa, y mạo đoan nghiêm”. Đoàn khám tướng, quản có 6 kiệu, đi 3 vòng qua hàng voi ngựa các giáp. Khi kiệu rước và ngựa thần đi qua hàng các tướng và quản, mắt phải nhìn thẳng không được chớp. Nét mặt tươi cười, ngồi thẳng tư thế đường bệ. Việc khám do giáp đăng cai phụ trách được tiến hành nghiêm túc và chính xác. Qua 3 vòng khám, tướng và quản nào đạt tiêu chuẩn thì được thưởng, khiếm khuyết thì phải phạt. Nghi thức lễ là lễ rún. Đây là buổi lễ long trọng nhất, vui nhất. Khi nhìn các nữ tướng và nam quản tượng trong bộ trang phục lễ hội truyền thống, trong tư thế lễ rún mới thấy rất kỳ công, nhưng thao tác nhịp nhàng, uyển chuyển, vừa cung kính, vừa đẹp mắt.

Ngoài những cuộc tế lễ, dẫn rước theo nghi thức cổ truyền, hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, bịt mắt bắt dê (con dê thật ), nhảy phỗng, đánh cờ người, diễn tuồng, hát chèo và nhiều trò chơi khác.