+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội làng Phù Liễn

Khám phá Lễ hội làng Phù Liễn Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội làng Phù Liễn

Làng Phù Liễn nay thuộc xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, thờ bà Ngọc Kinh, con gái của một vị tướng quân triều Hùng.Bà Ngọc Kinh được thờ ở miếu sau chùa Phù Liễn nên gọi là miếu Chùa hay Miếu Đức Bà. Chồng và con trai cả của Bà thờ ở miếu Thính, hay miếu Đức ông. Con trai út thờ ở ngôi đình Hức.Để tưởng niệm về Bà và gia đình Bà, hàng năm nhân dân làng Phù Liễn có 2 tiệc lớn và tổ chức lễ hội. Ngày mồng 8 tháng Giêng, mở tiệc tưởng nhớ bà Ngọc Kinh. Ngày mồng 9 và mồng 10 tháng Một là tiệc đứng miếu, phong sắc xướng ca khánh hạ.

Trong tiệc ngày mồng 8 tháng giêng phải có trò “đúc tượng” mà dân gian quen gọi là trò “đúc Bụt”. Trò “đúc Bụt” được tổ chức ở sân miếu Đức Bà. Đây là tiệc lệ riêng về bà Ngọc Kinh cùng 3 thị nữ là Cao Cả, Cao Nhi và Cao Út. Tại đây cùng lúc diễn 2 tích trò: Trò “đúc bụt” ở giữa sân làm trung tâm; Trò trình nghề Sĩ - Nông - Công – Cổ ở vòng ngoài theo một đường tròn ước lệ, cùng chuyển động đồng trục (ước lệ) với trò đúc Bụt theo chiều quay dương sinh.

Khi các công việc về “đúc Bụt” đã hoàn thành, ông Thánh tán vào làm lễ, xin đài “âm dương”, các bà sãi bón trầu cau, bón xôi cho các Bụt. Ông Thánh tán xin âm dương. Thợ cả “đập lò” nấu đồng (tượng trưng) là kết thúc việc đúc.

Trò diễn trong vòng 20 - 30 phút thì kết thúc. Sau các trò diễn, dân làng đua nhau cướp các chiếu trải ở sân đình để lấy may.

Các trò chơi dân dã khác như đấu vật, chọi gà... tiếp tục diễn ra đến buổi chiều.

Tiệc mồng 9 và mồng 10 tháng Một nội dung chính là tiệc hát (tiệc xướng ca). Trong tiệc có lễ rước kiệu ở các miếu riêng về đình để cộng đồng tế lễ. Lễ rước tổ chức vào buổi đêm dưới ánh đuốc nên còn gọi là “lễ rước đêm”.