+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội làng Gốm Thanh Hà

Khám phá Lễ hội làng Gốm Thanh Hà Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội làng Gốm Thanh Hà

Vào ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân làng gốm Thanh Hà, Hội An đều tập trung về miếu Nam Diêu thành kính giỗ tổ trong sự chứng kiến của đông đảo đại biểu Thành phố và khách du lịch thập phương.

Theo lịch sử, cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Trong buổi sơ khai, khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất nung thì cư dân ở đây đã tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để phát triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hà thì năm 1516, nghề gốm bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm ( nay là khối phố 6 phường Thanh Hà ), sau đó do không hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu ( tức khối phố 5 phường Thanh Hà ), Nam Diêu có nghĩa là lò gốm phía Nam.

Hiện nay tại Nam Diêu còn miếu Tổ nghề của làng. Hằng năm, người dân làng gốm tổ chức lễ tế Xuân vào ngày mồng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư thần, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng nghề phát triển.

Nhiều thế kỉ qua, nghề làm gốm và gạch ngói ở Thanh Hà nổi tiếng không chỉ ở xứ Quảng mà cả nước và nước ngoài.Trong sách Phủ Biên Tạp Lục học giả Lê Quí Đôn có đề cập đến gốm ” Cochi”, ” Cauchi” ( Giao Chỉ) mà người nước ngoài ưa chuộng có cả gốm Thanh Hà xứ Quảng.Và kể từ thế kỉ 17 trở lui, do việc tái tạo thành phố Hội An mà sinh ra ngành gạch ngói rất thịnh hành ở Thanh Hà.
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu địa phương các vùng lân cận mà còn trở thành một mặt hàng trao đổi mua bán cho cả xứ Đàng Trong. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân được gọi ra Huế xung vào đội thợ xây dựng cố cung. Có người được vua phong đến hàm Bát phẩm, đó là những Chánh Ca,

Lễ hội làng Gốm, một hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Thanh Hà - Hội An luôn diễn ra sôi nổi, đậm tính dân gian với nhiều nghi thức cổ truyền được chính các nghệ nhân và bà con nhân dân trong làng thực hiện.

Ngay từ sáng sớm, phần lễ chính tế Tổ với đoàn rước thần chủ đã diễn hành qua khắp các ngã đường. Đội hình lân, sư, dàn bát âm, nghi trượng, kiệu thần chủ, kiệu lư hương gốm cùng hơn 100 nam phụ lão ấu đi từ miếu Nam Diêu về đình Thanh Chiếm tế lễ. Đây là nơi được cư dân thờ tự, tôn vinh và ngưỡng vọng về công đức của các vị tổ nghề.
Trong văn tế của Ban cổ lễ do các bô lão chủ trì điều hành theo nghi thức truyền thống, nài tâm niệm cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà an lành, mùa màng bội thu và tri ân công đức Tổ nghề. Lời tiếng của người hậu thế cũng đã gợi tưởng niềm tự hào mà bao thế hệ người làng Nam Diêu, Thanh Chiếm, Bộc Thuỷ…hoài vọng.

Ngay sau phần lễ tế chấm dứt, người làng Thanh Hà đa phần “mặc áo vải, khăn hoa” cùng mời du khách vui hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: cõng nàng về dinh, lái buôn xuất sắc, thi chuốt gốm, làm con thổi đất nung, nấu cơm bằng nồi đất, thi đập nồi, bịt mắt đánh trống,...

Sôi nổi nhất là hội đua thuyền, hô hát bài chòi, hát bội diễn ra liên tục từ đêm trước đến tận tàn ngày hội.

Làng gốm Thanh Hà nay đã là điểm đến không thể thiếu đối với du khách khi tham quan đô thị cổ Hội An – di sản văn hóa thế giới.