+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội đền Sóc

Khám phá Lễ hội đền Sóc Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội đền Sóc

Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm tại Đến Sóc, xã Phù Linh, Sóc Sơn , Hà Nội. Lễ hội nhằm tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng đó có công đánh đuổi giặc Ân dưới thời Hùng Vương dựng nước.

Tại đền Thượng, hội được bắt đầu vào giờ đầu tiên cuả ngày mồng 6 với kê khai quang và lễ tắm tượng do chủ tế và chức sắc thực hiện.

Kế tiếp đó, hai lễ chính là rước dâng hoa tre và lễ chém tướng được tổ chức. Hoa tre được làm bằng một thanh tre dẹt, kích thước khoảng 50cm x 50cm, đầu thanh tre vót xơ bông dài khoảng 10cm x 10cm nhuộm các màu, chủ yếu là màu vàng. Sau phần lễ dâng hoa tre lên Thánh, quan tế hô lớn “lễ tất tranh lộc" thì tất cả hoa tre được vung ra để mọi người tranh cướp cầu may.

Sau lễ rước dâng hoa tre là lễ chém tướng với trò diện tích Thánh Gióng dùng tre ngà làm vũ khí giết giặc. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng phi ngựa từ Châu Cầu, đuổi giặc Ân tới đó thì dùng tre ngà đập chết viên tướng đầu sỏ là Thạch Linh cùng tả tướng và hữu tướng của hắn.

Ngoài ra, rước voi của làng Dược Thượng cũng là nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội này. Lễ rước voi được thực hiện bởi 12 thanh niên khỏe mạnh, vừa đi vừa đánh trống, vừa hò reo vang dậy một vùng. Tương truyền rằng: Sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã cho tất cả binh sĩ trở về quê hương làm ăn, sinh sống, đồng thời ra lệnh thả hết voi và ngựa chiến về rừng. Nhưng vì thiếu hiểu biết nên nhân dân thôn Dược Thượng ngày ấy đã bắt giữ một con voi chiến. Biết là sai lầm, từ đó đến nay, người dân trong thôn đan một con voi bằng tre Đằng ngà, rước lên Đền Sóc trong ngày khai hội để trả lễ Ngài.

Lễ hội đền Sóc gắn liền với truyền thuyết lịch sử nhưng bên cạnh đó, vẫn mang đậm tính chất của hội cầu mùa theo tín ngưởng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng trung du Bắc Bộ.