+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội đền Nhược Sơn

Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội đền Nhược Sơn

Lễ hội đền Nhược Sơn được diễn ra vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm, tại xã Châu Quế Hạ. Đông đảo bà con và du khách thập phương dâng hương tại đền để tưởng nhớ công lao của Hà Chương và cầu cho cuộc sống được ấm no hạnh phúc.

Đền Nhược Sơn thuộc địa phận thôn Ngọc Châu xã Châu Quế Hạ, đền này thờ ngài Hà Khắc Chương, một nhân võ tướng thời Trần có công đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía bắc, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần hai, đã đuổi quân nguyên từ Phú Thọ theo đường Sông hồng lên Yên Bái, tới Châu Quế Thổ tức Châu Quế Hạ ngày nay, Hà Khắc Chương chiêu mộ thêm thổ binh địa phương tiếp tục truy kích địch, đóng bè mảng mang ra cắm chốt tại cử Ngòi Thác Nhược, để phục kích quân địch, sau một tuần quân địch lọt vào trận địa mai phục. Quân ta từ mọi hướng xông ra phá tan quân địch. Trong lúc quyết chiến Hà khắc Chương bị thương nặng và chết. Thi hài của Ông được đưa sang sông chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn.

 

Đền Nhược Sơn quay mặt ra hướng Bắc, có hình thể không đều, kết cấu theo kiểu chữ đinh, trên mặt bằng tổng thể được chia làm hai phần, phần kiến trúc chính và phần kiến trúc phụ, với diện tích mặt bằng là 191,44 m vuông. Trong đền có trên 10 di vật gồm chuông đồng, các ô chữ, tượng Hà Chương được đúc bằng đồng cao 28,5cm rộng 9 cm, nặng 67 kg, bát nhang.

Lễ hội đền Nhược Sơn được tổ chức với 2 phần chính đó là phần lễ và phần hội.

Phần lễ: ngoài các tiết theo kiểu thờ thánh mẫu, ở đây đáng chú ý còn có lễ Tứ Viết được tổ chức mỗi năm hai lần vào ngày 20/1 và 20/9 (Âm lịch), tiếng Tày gọi là "phá lường" (tức: lên đồng).

Ngày 20/9, tương truyền là ngày Hà Chương mất. Nhân dân làm cốm cúng và bàn công tác trù bị chuẩn bị cho việc đón khách thập phương tới hương khói, thờ cúng Ngài.

- Thời gian: từ 5 giờ sáng tớ 5 giờ chiều.

- Thành phần: các cụ tiên chỉ, chánh tổng, phó lý, bá hộ…

- Từ 5h sáng, lính dõng chỉ đạo việc mổ lợn (lợn từ 60- 70kg, không quy định lợn trắng hay đen). Mổ lợn tại bờ sông Hồng, tiết chia thành 12 chậu (để cúng Long vương tại thác Nhược Sơn) (có băng ghi âm kèm theo - xem mục IX - hồ sơ ảnh và băng tư liệu).

- 6h sáng, bà con dân bản đem cốm và bánh dày (đựng trong coóng) dâng lên quan lớn Nhược Sơn.

- 9h sáng, lễ chính diễn ra, thầy mo đọc bài văn tế gồm 7 tuần, nội dung: tưởng nhớ công lao của ngài và cầu cho nhân dân được ấm no hạnh phúc.

- 10h sáng, thấy mo cúng xong, bộ phận nhà lân (nhà khách) làm cơm phục vụ khách mời và khách thập phương về dự hội.

- Ngày 20-1 (Âm lịch) khác ngày 20- 9 ở chỗ: mổ lợn se thay bằng mổ trâu, phần lễ và phần hội vẫn giống như ngày 20- 9.

Phần hội:

- Thời gian từ 10h sáng tới 5h chiều.

- 10h sáng, các hoạt động sinh hoạt lễ hội sẽ diễn ra đồng loạt như: hội múa xoè, hội đại yến, hội ném còn, hội hát đúm…

- 10h sáng, hội múa xoè được tổ chức tại sân đền. Dân làng diện trong những bộ quần áo dân tộc xoè trước đền. Thầy mo sẽ xoè trước, mỗi bài xoè có từ 6- 7 người cùng xoè, mỗi người đeo 10 quả nhạc vừa xoè vừa hát những bài hát mang nội dung cầu mùa.

- Từ 11h- 5h chiều, hội hát đúm (hát đối), hội ném còn, hội đánh yến được tổ chức tại sân đền.

+ Hội đánh yến: quả yến được làm bằng lá cây dứa dại, được tết từ 4 lá và buộc 3 chiếc lông cánh gà. Người đánh sẽ chuyền cho nhau, nếu người nào đánh rơi sẽ bị đấm một phát nhẹ.

+ Hội ném còn: được chia thành 2 đội, một bên nam và một bên nữ, ai ném thủng vòng còn sẽ được Lý trưởng được thưởng bằng hiện vật. Cây nêu cao từ 15- 20m, vòng còn từ 20- 25cm, được dán bằng giấy đỏ mặt hướng ra bờ sông (đầu sông ném xuống, cuối sông ném lên). Quả còn được làm từ vải, trong đựng hạt bông được gói thành hình vuông, bốn góc đều trang trí thành những tua xanh đỏ. Tua làm bằng dây dài 70cm, được tết từ lạt nứa và thắt thành 7 đốt bằng vải xanh, đỏ, tím, vàng (tượng trưng cho 7 vía của ngài). Thầy mo sẽ khởi xướng cho việc ném còn. Dưới chân cột còn có một mâm gà và xôi cúng thổ địa.

+ Hội hát đúm (hát đối): nhân dân các bản sẽ hát đối với nhau những bài hát với nội dung hỏi thăm sức khoẻ và chúc làm ăn phát đạt.

- Kết thúc phần lễ hội (5h chiều), lý trưởng và bá hộ sẽ công bố và có lời cảm ơn tới nhân dân và khách thập phương.