+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội đền Cuối

Khám phá Lễ hội đền Cuối Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội đền Cuối

Đền Cuối ở thôn Hội Xuyên, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Lễ hội đền Cuối diễn ra trong 3 ngày, từ 26 đến 28/8 âm lịch, bắt nguồn từ ngày giỗ tướng Nguyễn Chế Nghĩa (27/8) - một danh tướng thời Trần từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, ông được thờ phụng ở ngôi đền này.

Sáng 26/8, sau nghi thức tế lễ mở cửa đền, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ khai hội. Mọi người đổ về đền chính thắp hương làm lễ.

Ngày 27 là chính hội. Từ đêm, các xóm đã sắp kiệu lễ để mang ra sân đền. Khi các cỗ kiệu và đội hình được tập kết, tiếng chiêng trống vang lên báo hiệu lễ rước truyền thống bắt đầu. Hành trình rước xuất phát từ đền, qua khu lăng mộ, qua chợ Cuối rồi về đền chính. Đi đầu là đội múa lân, vừa dẫn đường vừa biểu diễn. Theo sau là đội thó, tiếp đến là đội tế nam, đội dâng hương, các bà, các cô đội khăn vàng, áo thêu, thắt lưng hồng, quần trắng, dép mũi hài. Thứ đến là 2 con ngựa gỗ tượng trưng cho 2 con ngựa chiến Long Câu, Long Đề mà đức thánh cưỡi khi ra trận và các kiệu, thứ tự từ kiệu cỗ đường, kiệu cỗ tam sinh, kiệu cỗ bò thui, kiệu cỗ hoa quả tứ linh, cuối cùng là kiệu thánh.

Một điều tạo nên sự đặc biết của lế hội là trong những ngày hội, có nhiều loại cỗ cúng .Làng có 12 giáp , mỗi giáp làm một loại cỗ.

Trong 3 ngày lễ hội, ngày đầu cúng bằng cỗ ngũ quả , bày theo kiểu Thượng tam long, hạ tứ linh. Những ngày sau cúng bằng các loại cỗ.

Cỗ đường: Gồm các loại bánh như: Bánh dầy , bánh cốm , bánh phu thê, bánh trôi, bánh chay, bánh nướng, bánh do, bánh bột lọc.Trên mặt bánh dán chữ thọ bằng giấy hồng điều. Bánh cốm, bánh gio, bánh bột lọc gói bằng lá chuối tươi, buộc lạt nhuộm đổ.

Cỗ thầu: Gồm các loại thịt: luộc, nấu đông, giò , nem, chả, nem chạo, ninh, mọc. Các món đều đựng trong bát lớn.

Cỗ tam sinh: Về tam sinh mỗi nơi quan niệm một khác, ở đây tam sinh là lợn, gà ,ngan hoặc ngỗng. Ba con vật này làm thịt xong, để thịt sống, tạo dáng như còn sống, trang trí giấy hồng điều, cúng thần xong, chia cho các giáp làm cỗ.

Cỗ bò thui: Ngày thứ ba, mổ bò, thui. Thui xong, mang cả con bò và chậu tiết vào tế thần. Tế xong , giáp đăng cái khiêng bò về làm cỗ, chia phần.

Phần hội được bắt đầu sau lễ rước với các trò chơi được tổ chức từ hàng trăm năm nay như thi bắt vịt, đi cầu kiều. Song, nói đến lễ hội đền Cuối phải nhắc đến trò đánh thó (một dạng võ gậy). Đây là môn võ cổ truyền mà Nguyễn Chế Nghĩa rất điêu luyện và đánh thó cũng là linh hồn của lễ hội đền Cuối.

Lễ hội đền Cuối thể hiện niềm tự hào và biết ơn của dân làng Hội Xuyên đối với vị anh hùng quê hương của mình, trải qua bao tháng năm nhưng lễ hôi vẫn vẫn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống. thu hút khách thập phương về tham dự.