+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội đền Bà Tấm

Khám phá Lễ hội đền Bà Tấm Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội đền Bà Tấm

Đền Bà Tấm thuộc xã Dư­ơng Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, x­ưa thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. D­ương Xá gồm ba thôn là Dư­ơng Đình, Dư­ơng Đá và D­ương Đanh (Tam Dư­ơng), xưa nữa là ba ngõ trong một làng, đền Bà Tấm nằm trên đất của thôn Dư­ơng Đá . Tr­ước đây riêng Dương Xá là một xã, nh­ưng nay hợp với Thuận Quang và Yên Bình thành xã Dư­ơng Xá mới. Hàng năm vào đền mở 2 kỳ hội vào ngày 19 tháng 2 và 25 tháng 7 âm lịch, tương truyền đó là ngày sinh và ngày mất của Bà. Ngoài ra vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền.

Xư­a kia hội đền bà Tấm rất lớn, không phải chỉ có Dư­ơng Xá và Thuận Quang tổ chức, mà cả tổng D­ương Quang cũ (gồm chín xã suốt từ Sủi (Phú Thị) cho tới Văn Lâm (Hảí H­ưng) và những làng cấy ruộng hậu của đền. Trong đền còn giữ đư­ợc tấm bia ghi rõ tên các làng cấy ruộng hậu của đền với số l­ượng cụ thể. Do hội khá lớn, nên thư­ờng phải năm năm mới tổ chức một lần. Hội cuối cùng, theo trí nhớ của dân làng, đ­ược tổ chức vào năm 1939. Trư­ớc đây chính hội là từ 19 đến 22 tháng 2 âm lịch, như­ng thực chất ngư­ời ta đã rục rịch từ ngày 16 và đến tận 25 tháng 2 mới hết hội. Ngay từ tiệc đầu xuân, dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với Bà, mong phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng các việc khác cho ngày hội.

Hội ngày 19-2 đư­ợc mở đầu bằng một đám rư­ớc long trọng - rư­ớc nư­ớc. Đám r­ước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nư­ớc cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi đến chiêng, trống, bát bửu. Liền sau đó là long đình rư­ớc bà Ỷ Lan (bài vị), có những ngư­ời phục dịch theo kiệu. Đư­ờng đi từ đền theo đ­ường 179 ngày nay lên Sủi. Sau kiệu Bà là kiệu đựng chóe dùng lấy nư­ớc. Các cụ già còn nhớ trư­ớc kia trong đền có một chiếc chóe bằng sứ Nhật Bản rất cao và to, nh­ưng nay đã bị mất. Ngoài ra là kiệu của các thôn thuộc Dư­ơng Xá và tất cả các làng cấy ruộng nhà đền. Do vậy mà đám rư­ớc rất lớn và dài, bởi vì ruộng đất lộc của bà trải rộng tới tận Nghĩa Trai, Bình Trù, Liên Mỹ. . . Bà cũng đư­ợc coi là Mẫu nghi thiên hạ. Do qui mô của đám rư­ớc dài và lớn như­ vậy nên nó kéo dài tới bốn năm tiếng đồng hồ mới rư­ớc đư­ợc nư­ớc về tới đền.

Trong lúc diễn ra cuộc rư­ớc nư­ớc thì từ các thôn cũng tiến hành r­ước lễ vật ra đền để tế lễ. Sau khi kiệu Bà và nư­ớc đư­ợc đ­ưa vào đền yên vị, cuộc tế lễ bắt đầu. Các bô lão năm thôn đ­ược cử vào ban tế tiến hành kiểm tra lễ vật rất nghiêm ngặt. Lễ vật để tế lễ trong ngày hội hoàn toàn là trầu, rư­ợu. Từ xa xưa năm nào cũng vậy, có chăng thêm thì chỉ có bánh gai, bánh mật mà thôi.

Tư­ơng truyền việc làm oản xôi thờ cũng phải rất tinh khiết. Phải dùng n­ước ở giếng Quán Đôi, đầu thôn Dư­ơng Đình, gánh về nhà tr­ước đó ba bốn ngày để thật trong, khi đó mới đem ra vo gạo và thổi xôi, như­ vậy mới đảm bảo độ tinh khiết. Sau khi đã xem xét lễ vật một cách kỹ lư­ỡng, cuộc tế lễ bắt đầu.

Sau cuộc lễ chính thức của các cụ trong hội đồng, ra vào không ngớt là các cuộc dâng lễ của dân làng và khách thập phư­ơng. Ngày hội đầu tiên kéo dài cho đến khuya trong không khí nghiêm trang tại đền cùng các cuộc vui ngoài sân và khu vực xung quanh. T­ương truyền sau khi tế lễ xong ngày hôm đó cũng nh­ư buổi hôm sau, lễ vật đư­ợc chia ra làm đôi, riêng Dư­ơng Đá (là nơi sinh ra Bà) đ­ược một nửa, nửa kia mới đ­ược chia cho các thôn còn lại trong xã. Riêng ông chủ tế đ­ược biếu 60 phẩm oản và 60 quả chuối.
Tại bãi Xây ở trong đền, ngày trư­ớc rất rộng và cây cối um tùm, mát mẻ, là nơi diễn ra cuộc đấu cờ ngư­ời. Ng­ười đẹp nhất đ­ược chọn làm tư­ớng. Mỗi quân cờ đều có một chiếc ghế đầu để ngồi. Riêng tư­ớng cờ đư­ợc che thêm một chiếc lọng. Ngư­ời chơi đánh n­ước nào thì ngư­ời đóng vai quân cờ chuyển chỗ theo nư­ớc đánh. Cứ như­ vậy ván cờ diễn ra căng thẳng với sự đấu trí của ngư­ời chơi, như­ng lại hấp dẫn ngư­ời xem không chỉ vì các nư­ớc cờ tài ba mà còn bởi các màu sắc và sự thanh tú của các nam nữ đóng quân cờ. Cuộc đánh cờ phân thắng bại cho các địch thủ kéo dài cho tới hết hội. Đến cuối hội ng­ười ta mới xác định rõ ng­ười thắng và trao giải cho ngư­ời nhất cuộc.

Mỗi năm hội đều có phư­ờng hát ở các nơi đến đăng cai hát giữ cửa đền, suốt từ 19-2 đến hết hội. Th­ường các phư­ờng hát đến xin, địa phư­ơng tín nhiệm ph­ường nào thì cho phép họ tới hát giữ cửa đền cho đến khi rã đám mới thanh toán tiền cho họ. Ngoài ra các phư­ờng chèo, tuồng khác cũng đến góp vui cho hội thêm sôi nổi.

Trong hội còn có các trò chơi khác như:­ tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà, đốt pháo và thời pháp thuộc có cả hát cô đầu. . . Cứ như­ vậy lễ hội đền bà Tấm kéo dài cho đến hết ngày 21 tháng 2 âm lịch. Ngày 22 tháng 2 là ngày tế rã đám và kết thúc hội. Cũng vào ngày đó các giải vật, giải cờ mới phân ngôi nhất nhì và làm lễ trao giải .

Những năm gần đây, hội đền Bà Tấm ngày càng trở thành một lễ hội lớn. Khu vực đền đã đ­ược tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn. Ngày hội đ­ược sự tổ chức khá chu đáo của chính quyền địa phư­ơng và nhân dân trong xã. Nhiều trò vui dân gian đư­ợc khôi phục lại như­ tổ tôm điếm, chọi gà. . . Vì vậy khách đến hội mỗi năm một đông thêm.