+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ hội đầm Ô Loan

Khám phá Lễ hội đầm Ô Loan Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ hội đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Hằng năm cứ vào dịp mùa xuân, khoảng ngày mồng 3 tháng Giêng (âm lịch), lúc nông nhàn, vui xuân, dân quanh vùng đầm và có khi ở Sông Cầu vào hay Tuy Hòa ra, tham dự lễ hội. Lễ hội có tính chất văn hóa cổ truyền, diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi…

Dựa vào những cứ liệu lịch sử cũng như việc tìm hiểu, sưu tầm văn hóa dân gian địa phương ở vùng Tuy An – Phú Yên, bước đầu chúng tôi với cái nhìn có tính chất tổng thể thấy rằng lễ hội Đầm Ô Loan có tính chất truyền thống mang nét đặc trưng của văn hóa dân gian vùng duyên hải niềm Nam Trung Bộ, của người Việt, mới ổn định vào khoảng 300 đến 400 năm trở lại đây. Chủ yếu dân cư sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản. Lễ hội Đầm Ô Loan có nét riêng về vùng sông nước Tuy An – Phú Yên, song cũng có mang những nét chung của văn hóa dân gian Việt Nam.

Lễ hội Đầm Ô Loan, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức vui chơi giải trí trong ngày xuân, mà người xưa còn gắn vào đó nhiều ý niệm như: tín ngưỡng, thờ các thần, phản ánh đời sống lao động sản xuất nông nghiệp, sự khai thác kinh tế tự nhiên ở vùng đầm, hồ v.v… cầu mong cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt đạt kết quả tốt đẹp vào một năm mới đến.

 

Lễ hội Đầm Ô Loan xưa, diễn ra trong không gian thôn dã và thời gian thôn dã. Thành phần tham dự gồm: nông dân, ngư dân, thợ thủ công cơ dân khai thác kinh tế tự nhiện, quăng chài, kéo lưới, đánh bắt tôm cá v.v… Nề tả của xã hội là: Nhà tộc họ - xóm – làng – vùng tập hợp thành quần thể khá rộng lớn. Trước đây lễ hội được tổ chức ở thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An.

Lễ hội Đầm Ô Loan là nét đẹp của truyền thống văn hóa Phú Yên, vì nhiều lẽ sau đây:

Không gian của lễ hội ở hai bờ khúc quanh của đầm. Xung quanh đầm rộng lớn là đồi núi bao bọc, non nước hữu tình và trên mặt đầm, nước “thản nhiên” phẳng lặng. Chúng tôi dùng từ “thản nhiên” vì ca dao Phú Yên có câu:

Lẻ loi như ngọn núi Sầm

Thản nhiên như mặt nước Đầm Ô Loan

Môi cảnh để tổ chức lễ hội là: Trời – Đất – Nước. Trên cơ sở nền kinh tế của lễ hội là: Ngư nghiệp – Trồng trọt – Chăn nuôi.

Phương tiện thực hiện lễ hội là: Thuyền, ghe, xuồng, chài, lưới, trên một số ghe lớn trang trí rồng phượng, trang nghiêm, tôn kính. Các trò chơi diễn ra trong lễ hội xưa là quăng chào đánh cá, mở mắt bắt vịt, bơi chài (nam, nữ), bơi bộ (nam, nữ), móa hát bội. Phần lời là: Ngôn ngữ dân gian, phần nhạc có: Trống, kèn, đờn cò, gậy gõ…Ngoài ra còn vật võ và một số hoạt động vui chơi khác…Lễ vật dâng lên bao gồm: nhang hoa, xôi, chè, chuối, thịt heo, thịt gà…

Lễ hội còn thể hiện một điều có ý nghĩa cơ bản là: cư dân muốn thể hiện tín ngưỡng của mình trong quan niệm trời – đất – sông – biển… qua các vị thần quanh vùng: Thần biển, thần đầm (Nam hải đại vương), thần sông (hà bá), cùng hệ thống thủy thần, hải thần (hội đồng). Người ta làm các bài văn tế (do thần văn đọc) biểu thị sự tin tưởng, ngưỡng mộ tự nhiên (trời – đất – gió – mưa)… cầu cho gió yên, biển lặng, cá tôm nhiều, cầu cho con người được an toàn khi làm nghề.

Trong diễn trình phát triển của lịch sử, lễ hội Đầm Ô Loan được bổ sung nhiều hoạt động mới; mặc dù vẫn gắn liền với tinh thần dân tộc, tính truyền thống, tính dân dã, song đã mang thêm mày sắc hiện đại, đáp ứng yêu cầu và mục đích của cuộc sống. Và, tùy theo hoàn cảnh của từng năm mà việc tổ chức lễ hội có quy mô khác nhau.

Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, dân tộc độc lập. Nét đẹp của lễ hội mùa xuân lại về với người dân Phú Yên. Hàng năm, ở huyện Tuy An tổ chức lễ hội, có bổ sung thêm nhiều hoạt động văn nghệ phong phú, sinh động, hấp dẫn, thi đua thuyền, thi bóng nước, bóng đá, về đêm biểu diễn thơ, ca nhạc, hát bội… mà người biểu diễn là các nghệ nhân thôn dã quanh vùng. Đềm càng về khuya, không khí cuộc vui càng sôi động.

Ngày nay, phần lễ thay bài văn tế của thầy văn, bằng bài diễn văn của chính quyền do ban tổ chức đọc. Nội dung gắn liền với đời sống văn hóa – kinh tế - xã hội, phần hội bổ sung nhiều hoạt động hấp dãn nhân dân chứa đụng nhiều ý ngĩa, khiến nó là nét đẹp của truyền thống văn hóa Phú Yên.