+84 983 035 435

KHÁM PHÁ VIỆT NAM

Hãy khám phá việt nam qua những địa điểm phượt vô cùng thú vị, thơ mộng và hùng vĩ.

Lễ Đền Bà Chúa Kho

Khám phá Lễ Đền Bà Chúa Kho Việt Nam

.

Nét đẹp Lễ Đền Bà Chúa Kho

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp… Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là “Ngân hàng địa phủ”. Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm, cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc, thành tâm cúng bái.

Ngày 14 tháng Giêng là chính hội Đền Bà Chúa Kho nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, đông đảo người dân cả nước lại nô nức chảy hội đền để cầu tài lộc, bình an. Mặc dù nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho chỉ là một nghi lễ tâm linh nhưng người lễ bái phải thành tâm và giữa đúng lời hứa của mình. Người đến vay cần ghi trong sớ rõ ràng là vay bao nhiêu, vay để làm gì và ghi rõ thời gian sẽ trả (tạ lễ) là 1 năm, 2 năm hay 5 năm. Thậm chí, có một số người còn hứa vay một trả 3 hay vay một trả 10. Việc vay trả là tùy thuộc quan niệm mỗi người nhưng nhất thiết có “vay” thì phải có “trả” dù cho bạn có làm ăn được hay không.

Đồ bái lễ:

Lễ chay: gồm phẩm oản, quả, trà, hương hao dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.

Lễ mặn: bạn có thể dùng đồ mặn như thịt gà, thịt lớn hoặc là mua đồ chay hình tướng lợn, gà, chả, giò.

Lễ đồ sống: bạn tuyệt đối không được dùng các đồ lễ sống bao gồm trứng, muối, gạo hoặc thịt tại các ban Ngũ hổ, Thanh xà, Bạch xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.

Cỗ Sơn Trang: bao gồm những đồ đặc sản chay của Việt Nam. Không dùng lươn, ốc, cua, chanh quả, ớt… Trong trường hợp bạn có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc lễ này.

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: thường bao gồm hương hoa, quả, oản, lược, gương… Đây chính là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, những lễ vật này nhỏ, đẹp, cầu kỳ và được đựng trong những chiếc túi đẹp mắt, xinh xắn.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: để những lời cầu nguyện được linh ứng và có phúc thì bạn phải dùng đồ chay để tế lễ.

Khi kết thúc việc dâng lễ, khấn bái ở các ban thờ thì bạn có thể viếng thăm phong cảnh tại nơi thờ tự trong khi đợi hết một tuần nhang. Thắp hết một tuần nhang này bạn có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, bạn cần vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hóa vàng để hóa. Sau khi hóa sớ xong thì bạn mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ, bạn cần hạ từ ban ngoài đến ban chính. Đối với các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như lược, gương… bạn hãy để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có để riêng thì bạn nên gom vào đó mà không đem về nhà.